|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Để nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, chủ doanh nghiệp chớ ngại giao họ những dự án khó'

02:04 | 23/02/2019
Chia sẻ
Liên tục triển khai những dự án mới và khó là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy văn hóa sáng tạo trong mọi doanh nghiệp.

Liên tục triển khai những dự án mới và khó để nhân viên phát huy sáng tạo

Giao cho nhân viên những dự án mới và thú vị, khác hẳn những hoạt động hàng ngày của họ là cách tốt nhất để thôi thúc họ phát triển khả năng sáng tạo. Đó là quan điểm của Đặng Hữu Thành, chủ thương hiệu xích đu nhún nhảy Gegakids.

"Mặc dù ban đầu một số nhân viên có thể từ chối tham gia dự án vì sợ thất bại, song cuối cùng họ cảm thấy yên tâm khi tôi nói rằng chẳng ý tưởng nào là ý tưởng tồi", Thành kể.

Có lẽ vì luôn có cơ hội thể hiện ý tưởng mới nên tỷ lệ nhân viên thôi việc ở công ty của Thành rất thấp, dù lương của họ chỉ ở mức trung bình so với mặt bằng chung của thị trường lao động.

de nhan vien phat huy kha nang sang tao chu doanh nghiep cho ngai giao ho nhung du an kho
Dự án khó hơn những công việc quen thuộc hàng ngày là động lực để người lao động phát huy khả năng sáng tạo. Ảnh: INC

"Vì các bạn còn trẻ, nên tôi hiểu rằng họ đều khao khát tích lũy kinh nghiệm và khám phá năng lực của bản thân. Việc thường xuyên đảm nhận những dự án mới và lạ khiến họ cảm thấy hứng thú và gắn bó với công ty", Thành phát biểu.

Theo Thành, những công ty sáng tạo nhất thế giới luôn hiểu giá trị của họ không chỉ thể hiện ở sản phẩm và dịch vụ. Thay vì chỉ định nghĩa công ty bằng những thứ mà công ty bán, doanh nhân nên định nghĩa công ty bằng các kỹ năng và giá trị.

"Nếu làm được như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy họ không chỉ là người lao động kiếm tiền, mà là người đang gánh vác sứ mệnh", Thành bình luận.

Nguyễn Tiến Mạnh, giám đốc điều hành công ty công nghệ giải trí InnerPiece, khẳng định cách tốt nhất để khuyến khích sáng tạo trong công ty là dẫn dắt bằng tấm gương. Đương nhiên, họ cũng phải luôn sẵn sàng đổi mới", Mạnh bình luận.

Người lãnh đạo phải làm gương

"Sự sáng tạo nên bắt đầu từ người có vị trí cao nhất. Các nhà lãnh đạo nên là hình mẫu cho niềm đam mê, quan điểm tích cực, phương hướng và tầm nhìn rõ ràng ở nơi làm việc.

Quan điểm của Mạnh là tương lai của công ty bắt đầu từ những việc mà mọi người thực hiện ở thời điểm hiện tại. Đôi khi Mạnh cảm thấy công ty của anh đang tụt hậu so với các đối thủ phát triển nhanh và sáng tạo hơn, song anh không lo lắng.

"Sợ hãi là kẻ thù số một của sáng tạo, trong khi khuyến khích sáng tạo là bí quyết để thúc đẩy sáng tạo trong công ty", anh lập luận.

Chàng giám đốc trẻ tin rằng chủ doanh nghiệp có nhiều cách để thúc đẩy sự sáng tạo trong doanh nghiệp. Theo anh, chủ doanh nghiệp phải kiên trì, bởi thay đổi không thể xuất hiện sớm.

'Chúng ta nên bắt đầu từ những việc nhỏ, rồi tăng dần quy mô và cường độ tới khi công ty trở thành cái nôi của sáng tạo và đổi mới", Mạnh bình luận.

Nên có chức danh quản lý bộ phận đổi mới và sáng tạo

Lương Thế Hữu, giám đốc một công ty quảng cáo ở Hà Nội, nhận định rằng dù chiến lược của công ty tập trung vào sự tồn tại hay tăng trưởng, chức danh trưởng phòng (hoặc giám đốc) đổi mới và sáng tạo luôn cần thiết.

"Người nắm chức danh ấy sẽ là nhân tố chính trong việc thực hiện các chương trình đổi mới của doanh nghiệp", Hữu bình luận.

Mặc dù chức trưởng phòng sáng tạo, đổi mới chỉ phổ biến ở các công ty trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc khoa học, Hữu dự đoán rằng, trong tương lai nó sẽ xuất hiện trong mọi lĩnh vực.

"Hiện nay, hơn 25% trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ có chức giám đốc sáng tạo, đổi mới. Tôi đoán tỷ lệ ấy sẽ tăng dần theo thời gian", anh thổ lộ.

Xem thêm

Kim Cương