Đề nghi truy thu 130 tỉ đồng sai phạm từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
|
Bộ Tài chính mới đây đã có văn bản báo cáo Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng, đề nghị cần giữ nguyên kết luận của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện thu nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền sai phạm 131,3 tỉ đồng.
Trong đó, thu ngân sách 124,2 tỉ đồng là bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu chi sai chế độ. Công ty CP Gang thép Thái Nguyên bị truy thu 1,18 tỉ đồng là khoản phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt từ năm 2010 đến năm 2013. 1,15 tỉ đồng là khoản Công ty Quản lý đường sắt Hà Thái thu phí bảo trì đường sắt của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên sai quy định.
Ngoài ra còn có 6 khoản nghiệm thu thanh toán theo thiết kế, dự toán tính sai 3,72 tỉ đồng; 2 khoản thanh toán chi phí khác sai do phân chia nhỏ gói thầu hơn 1 tỉ đồng.
Bộ Tài chính cho rằng, kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và một số đơn vị thành viên là kết luận về những sai phạm của giai đoạn năm 2010 -2013. Do đó, kết luận này không ảnh hưởng đến thời điểm kiểm tra năm 2014 cũng như thời điểm kết luận năm 2016. Số liệu tại kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ sẽ là không thay đổi.
Vì vậy, trong văn bản báo cáo Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng cần giữ nguyên kết luận của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện thu nộp vào Ngân sách Nhà nước số tiền 131,3 tỉ đồng nói trên.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cho biết, đã kiến nghị, đề xuất với Thủ tướng để chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải có hình thức xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Hà Thành để hành lập pháp nhân mới là Công ty TNHH hai thành viên Khách sạn thương mại Sài Gòn khi chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ GTVT và thực hiện không đúng quy định.
Theo Bộ Tài chính, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải có trách nhiệm xây dựng phương án đầu tư khai thác hiệu quả, đúng quy định pháp luật, đúng quy trình thủ tục, không gây thất thoát ngân sách nhà nước đối với cơ sở vật chất, tái sản tại số 80 Lý Thường Kiệt và số 22 Phan Bội Châu, TP Hà Nội.
Trường hợp tổng công ty không có nhu cầu sử dụng hoặc có phương án sử dụng không hiệu quả thửa đất số 80 Lý Thường Kiệt và số 22 Phan Bội Châu và tài sản gắn liền với đất thì giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp vứoi UBND TP Hà Nội để báo cáo Thủ tướng có phương án xử lý.
Trước đó, trong bản kết luận của Thanh tra Chính phủ, cơ quan này cũng đề xuất Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội rà soát lập phương án sử dụng khu đất tại 80 Lý Thường Kiệt và 22 Phan Bội Châu, TP Hà Nội đảm bảo yêu cầu có hiệu quả, đúng pháp luật, không để thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ và cơ quan liên quan khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các quy định về góp vốn bằng đất thuê của Nhà nước và tài sản gắn liền với đất thuê.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/