|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Davos 2019: Nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu nhưng sẽ không sụp đổ

20:52 | 23/01/2019
Chia sẻ
Đó là phân tích của các nhà đầu tư, chủ ngân hàng và nhà hoạch định chính sách tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ bởi họ cho rằng suy yếu đang lan rộng nhưng không đủ mạnh để gây ra suy thoái, theo Bloomberg.

“Chúng ta đang đi chậm lại, nhưng vẫn phát triển”, ông Philipp Hildebrand, Phó Chủ tịch BlackRock kiêm cựu Chủ tịch Ngân hàng Thụy Sĩ, cho biết.

“Nguy cơ suy thoái do một sai lầm hoặc tai nạn nghiêm trọng trong năm 2019 là điều không thể”.

davos 2019 nen kinh te toan cau dang suy yeu nhung se khong sup do
Ông Philippe Hilderbrand (Nguồn: Bloomberg)

Các thị trường tài chính đã chao đảo trong những tháng gần đây khi chỉ số S&P 500 giảm 1,4% ngày 22/1. Lo ngại về mối quan hệ kinh tế yếu kém giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều nhà hoạch định chính sách cho rằng thỏa thuận thương mại giữa hai nước không thể kí kết được. Những vấn đề chính trị khác như Brexit và Chính phủ Mỹ đóng cửa cũng tăng thêm mối lo ngại cho các nhà đầu tư.

“Đâu mới là sự thật?”, CEO của Citigroup, ông Michael Corbat, đã hỏi trong một sự kiện của Bloomberg tại Davos. “Liệu thị trường mà chúng ta thấy vào tháng 12/2018 có thể dẫn đến suy thoái, hay những nguyên tắc mà chúng ta tuân thủ trong vấn đề việc làm, tiền lương, mua sắm tiêu dùng và nhà ở đã đủ để chứng minh nền kinh tế đang ổn định. Một trong hai ý trên là sai”.

Đổ lỗi cho châu Âu

Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giảm triển vọng đối với nền kinh tế Đức cũng như các nước thuộc khu vực đồng euro

davos 2019 nen kinh te toan cau dang suy yeu nhung se khong sup do
Ảnh minh họa

Thái độ nghi hoặc của giới chuyên môn được thể hiện trong báo cáo triển vọng vừa mới cập nhật của IMF, công bố vào ngày 21/1. Mặc dù quĩ này dự đoán trong năm 2019, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng thấp so với mức 3,5% năm 2016, IMF vẫn giữ nguyên dự đoán tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và Trung Quốc năm 2018 và kì vọng nền kinh tế hai nước này tăng trưởng nhẹ vào năm 2019.

Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde nói: “Điểm mấu chốt là, sau hai năm tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới đang chững lại so với dự kiến và rủi ro đang tăng lên”... “Điều này có báo hiệu một cuộc suy thoái toàn cầu? Câu trả lời là ‘không'."

davos 2019 nen kinh te toan cau dang suy yeu nhung se khong sup do
Bà Christine Lagarde (Nguồn: Bloomberg)

Các đại biểu tại Davos lặp lại quan điểm họ từng nhấn mạnh khoảng một thập kỉ trước, tuy nhiên, họ từng không thể dự đoán được cuộc suy thoái năm 2009, cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ đại suy thoái.

Lo ngại về Trung Quốc

Mối lo ngại chính là các quan chức Trung Quốc không có khả năng tạo bước đệm cho nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và chiếm khoảng 1/3 tăng trưởng toàn cầu. Dữ liệu công bố ngày 21/1 cho thấy 2018 là năm tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1990 do chính phủ đang cố gắng ít phục thuộc vào đầu tư, nợ và cũng do chuỗi cung ứng bị đứt quãng dưới ảnh hưởng của chiến tranh thương mại.

“Câu chuyện quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu tại thời điểm này là sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc”, ông Adair Turner, nhà cựu hoạch định chính sách của Ngân hàng Anh và hiện là chủ tịch Viện Tư duy Kinh tế Mới, cho hay. “Ngay trong cuộc chuyển đổi khó khăn đó, vốn tôi cho rằng họ đã quản lí khá tốt, họ lại bị ‘phủ đầu’ bằng thuế quan và chiến tranh thương mại”.

davos 2019 nen kinh te toan cau dang suy yeu nhung se khong sup do
Ông Fang Xinghai (Nguồn: Bloomberg)

Ông Fang Xinghai, Phó Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, cho biết căng thẳng thương mại với Mỹ đã thay đổi định hướng dài hạn của nền kinh tế quốc gia và việc suy yếu trên “không hẳn là thảm họa”.

Ông Fang còn cho hay chính sách của Trung Quốc “rất nhạy cảm và phụ thuộc vào những dữ liệu”.

Rủi ro chính sách

Một rủi ro khác được trích dẫn tại Davos chính là các ngân hàng trung ương đang thắt chặt chính sách tiền tệ quá hà khắc. Thông qua việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho thấy ông sẵn sàng kiên nhẫn hơn sau khi tăng lãi suất bốn lần năm 2018 đã chứng minh rằng nguy cơ suy thoái rất khó xảy ra.

Thêm vào đó, trong các nền kinh tế lớn, các nhà hoạch định chính sách nhiều khả năng sẽ phản ứng lại nguy cơ suy thoái bằng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa lỏng lẻo hơn so với “những gì đang diễn ra trên thị trường”, ông Ray Dalio, nhà tỉ phú sáng lập quĩ đầu cơ Bridgewater Associates LLC, nói.

Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một mối lo ngại khác ở Davos rằng khi cuộc suy thoái tiếp theo xảy ra, các ngân hàng trung ương sẽ không đủ sức để phản ứng với tỉ lệ lãi suất thấp hơn so với trước đó.

davos 2019 nen kinh te toan cau dang suy yeu nhung se khong sup do
Ông Ray Dalio (Nguồn: Bloomberg)

“Điều khiến tôi lo sợ về lâu dài chính là chúng ta không ít có cơ hội can thiệp vào chính sách tiền tệ, vốn là công cụ giá trị nhất, tại thời điểm đối kháng chính trị và xã hội trở nên gay gắt hơn”, ông Dalio nói. “Do đó, cuộc suy thoái tiếp theo khiến tôi lo lắng vô cùng”.

Chủ tịch UBS Group AG, Axel Weber, cho biết Ngân hàng Trung Ương châu Âu (ECB) đã bỏ lỡ cơ hội thắt chặt chính sách tiền tệ.

Đối với Mỹ, ngay cả khi chính phủ đóng cửa một phần, CEO BlackStone, Stephen Schwarzman, cho rằng công ty ông vẫn sẽ tăng trưởng ít nhất 2,5% năm 2019.

Tỉ lệ thất nghiệp Mỹ ở gần mức thấp nhất trong 50 năm chính là điểm tích cực vì nó giúp tiền lương tăng nhanh hơn.

“Tôi không nhận thấy một cuộc suy thoái kinh tế”...“Chi tiêu của người tiêu dùng hiện vẫn tăng ổn định”, ông David Abney, CEO của United Parcel Service, cho biết.

Xem thêm

Trần Nam Thi