|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Đầu tư iCapital thế chân Chứng khoán VIX làm cổ đông lớn tại Thủy điện Nậm Mu

07:10 | 29/02/2024
Chia sẻ
Đầu tư iCapital báo cáo đã mua 3,25 triệu cổ phiếu HJS của CTCP Thủy điện Nậm Mu, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 18%.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Đầu tư iCapital (Mã: PTC) đã mua 3,25 triệu cổ phiếu HJS của CTCP Thủy điện Nậm Mu trong thời gian từ ngày 6/2 đến ngày 23/2, nâng sở hữu từ 590.100 cổ phiếu (tỷ lệ 2,81%) lên 3,84 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 18,29%). Với tỷ lệ sở hữu mới này, Đầu tư iCapital đã chính thức góp mặt trong danh sách cổ đông lớn của Thủy điện Nậm Mu.

Trước đó, tổ chức này đăng ký mua cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu. Tạm tính theo giá đóng cửa trung bình trong thời gian diễn ra giao dịch là khoảng 34.100 đồng/cp, Đầu tư iCapital đã phải bỏ ra khoảng 111 tỷ đồng để mua thêm số cổ phiếu trên.

Về mối liên hệ, Đầu tư iCapital là tổ chức có liên quan đến bà Trần Thị Len – Ủy viên HĐQT Thủy điện Nậm Mu đồng thời là Kế toán trưởng Đầu tư iCapital. Hiện bà Len không nắm giữ cổ phiếu HJS.

Giao dịch mua hàng triệu cổ phiếu của Đầu tư iCapital diễn ra trong bối cảnh một cổ đông khác của Thủy điện Nậm Mu là Chứng khoán VIX liên tục bán ra cổ phiếu. Theo đó, công ty chứng khoán này đã bán ra tổng cộng 3,01 triệu cổ phiếu HJS trong các phiên 6/2 và 19/2, giảm tỷ lệ sở hữu từ 4,01 triệu đơn vị (tỷ lệ 19,12%) xuống còn hơn 1 triệu đơn vị (tỷ lệ 4,79%).

Với tỷ lệ nắm giữ mới, Chứng khoán VIX không còn là cổ đông lớn của Thủy điện Nậm Mu sau khoảng 15 tháng giữ vị trí này. Kết phiên 28/2, giá cổ phiếu HJS dừng tại 34.400 đồng/cp.

Trước giao dịch trên, Đầu tư iCapital đã thực hiện một thương vụ khác khi đã bán ra hơn 40% vốn tại Công ty cổ phần Điện gió Hướng Linh 8. Theo đó, tỷ lệ sở hữu giảm về mức 10% và Điện gió Hướng Linh 8 được chuyển từ công ty con thành công ty liên kết.  

Diệu Nhi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.