Giá dầu phiên 15/9 tăng 1% khi giá xăng đi lên do trì hoãn tái khởi động hệ thống đường ống chính tại Colonial Pipeline, hãng vận chuyển nhiên liệu ô tô số 1 tại Mỹ.
Giá dầu ngày 14/9 giảm 3%, ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp, khi số liệu cho thấy nguồn cung sản phẩm lọc dầu của Mỹ tăng, bù đắp báo cáo lượng dầu lưu kho giảm.
Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng dự báo thặng dư dầu thô năm 2016 - 2017 do xuất hiện thêm khu khai thác dầu mới và các hãng khoan dầu Mỹ miễn cưỡng bán rẻ dầu.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong báo cáo ra hôm 7/9 dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2016 và 2017 sẽ giảm ít hơn so với ước tính trước đó.
Giá dầu Brent phiên 6/9 giảm gần 1% khi hy vọng về thỏa thuận đóng băng sản lượng giữa 2 nước sản xuất lớn nhất để giải quyết tình trạng thừa cung phần nào lụi tàn.
Saudi Arabia và Nga đi đến thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ khi nhận thức được mức độ thiệt hại mà đà lao dốc của giá dầu gây ra cho nền kinh tế hai nước trong suốt hai năm qua.
Dầu thô giảm, giá đồng thay đổi không đáng kể, giá cà phê chững lại, NHNN yêu cầu kiểm soát rủi ro tín dụng dự án BOT và BT, doanh nghiệp nhỏ lo phá sản vì Bộ Công thương, Mỹ có thể tăng lãi suất.
Chốt phiên 18/8, giá vàng bật tăng sau khi đi ngang ở phiên trước đó nhờ USD tiếp tục suy yếu; trong khi giá dầu thô Brent vượt mốc 50 USD trước triển vọng đàm phán của Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Giá dầu tăng mạnh trong 3 phiên gần đây nhờ đồn đoán cho rằng, các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới sẽ mạnh tay hành động để hỗ trợ giá dầu và cắt giảm nguồn cung.
Theo chuyên gia VCBF, NHNN đã phải bán can thiệp 2,7 tỷ USD trong tháng 12, nâng tổng lượng bán lên 10,2 tỷ USD, khiến cho dự trữ ngoại hối chỉ còn hơn 80 tỷ USD.