|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đâu là thế mạnh và động lực tăng trưởng của MBBank?

11:28 | 09/11/2019
Chia sẻ
Nhờ lợi thế có được từ các cổ đông lớn là Quân đội Việt Nam và các công ty Nhà nước khác, MBBank có được nguồn tiền gửi có giá rẻ, là cơ sở cho đưa tỉ lệ lãi biên tăng cao.

Lợi thế từ các cổ đông lớn

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - Mã: MBB) là một ngân hàng thương mại có cổ đông chủ chốt là Quân đội Việt Nam và các công ty nhà nước. Ngân hàng có hơn 300 chi nhánh và văn phòng trên toàn quốc và 9.600 nhân viên

Tính đến quí I/2019, quân đội gián tiếp sở hữu 22,4% MBBank, trong khi các công ty nhà nước chiếm 22,2%. Ngân hàng vẫn còn 10% room cho cổ đông nước ngoài (tỉ lệ sở hữu nước ngoài hiện tại là 20%, trong khi giới hạn sở hữu nước ngoài là 30%).

Tỉ lệ sở hữu của MBBank

Screen Shot 2019-11-09 at 10

MBBank là ngân hàng sở hữu tài khoản thanh toán lương của toàn bộ lực lượng vũ trang quân đội Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số dư tiền gửi thanh toán không kì hạn tại đây ở mức cao, là một trong những ngân hàng có tỉ lệ CASA cao nhất hệ thống.

JP Morgan ghi nhận tỉ lệ tiền gửi không kì hạn (CASA) tại MBBank đã sụt giảm mạnh từ 42% xuống 33% vào ngày 19/6/2019 khi một số khách hàng gửi tiền lớn đã chuyển sang tiền gửi có kì hạn ngắn (1 - 2 tuần). Tuy nhiên, do lãi suất ở các kì hạn này không chênh lệch nhiều so với tiền gửi không kì hạn nên chi phí vốn của MBBank không bị ảnh hưởng nhiều.

Tỉ lệ CASA của MBBank luôn ở mức cao trong nhiều năm

Screen Shot 2019-11-09 at 11

Screen Shot 2019-11-09 at 11

MBBank có mục tiêu đầy tham vọng là trở thành ngân hàng tốt nhất trong việc sử dụng kênh số hoá. Dự án phát triển ngân hàng số và nâng cao quản trị rủi ro là những ưu tiên chính của ngân hàng trong vài năm gần đây. 

Họ cũng không có kế hoạch mở rộng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch trong thời gian tới và hướng mục tiêu của mình sang việc phát triển người dùng trực tuyến.

Năm 2018, MBBank đã ra mắt thành công ứng dụng mobile banking và ghi nhận số lượng người dùng đạt 2,6 triệu vào cuối năm.

Mảng bán lẻ và thu nhập ngoài lãi là động lực tăng trưởng lợi nhuận

Mảng cho vay bán lẻ và thu nhập ngoài lãi được MBBank xác định là những động lực chính trong tăng trưởng lợi nhuận trong những năm tới. 

Do đã xử lí toàn bộ trái phiếu VAMC trong năm 2017 nên ngân hàng tập trung vào việc tạp ra lợi nhuận định kì đều đặn, ROE đã có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây.

Screen Shot 2019-11-09 at 11

Tỉ suất lợi nhuận biên của MBBank đã có xu hướng tăng do sự mở rộng tỉ trọng mảng bán lẻ và thị phần của công ty tài chính tiêu dùng MCreditredit.

Cụ thể, ngân hàng đã chuyển dịch từ các khoản vay của doanh nghiệp và nhóm công ty nhà nước sang cho vay bán lẻ trong vài năm qua. Sự thúc đẩy bán lẻ này đã được củng cố hơn nữa bằng việc ra mắt MCredit vào năm 2016, công ty tài chính có lợi suất cao.

NIM của MBBank tăng mạnh trong những năm gần đây

Screen Shot 2019-11-09 at 11

Khi mở rộng và xâm nhập thị trường người dùng, tỉ lệ chi phí của MCredit cũng là khá lớn.Tuy nhiên theo nhận định của JP Morgan, khi MCredit dần có được thị phần của mình thì mức chi phí này sẽ giảm xuốngxuống, mức kì vọng CIR là khoảng 40%.

Một động lưc khác của MBBank là thu nhập ngoài lãi. Bancassurance và dịch vụ là những yếu tố chính góp phần tăng trưởng của ngân hàng.

MBBank cũng đang thiếu vốn?

Cùng với tình trạng của nhiều ngân hàng khác, MBBank cũng đang thiếu vốn khi chuyển sang Basel II. Tuy nhiên, ngân hàng cho biết họ đang lên kế hoạch bán 7,5% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài và cũng đang tìm cách bán 39 triệu cổ phiếu quĩ trong năm nay (liên kết) để giải quyết vấn đề an toàn vốn.

Mới đây, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết việc bán 7,5% cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua phát hành riêng lẻ của MBBank sẽ được hoàn tất trong tháng này.

Screen Shot 2019-11-09 at 11

Diệp Bình