|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Dấu ấn của ông Phạm Phú Quốc tại HFIC và Benthanh Group

20:01 | 25/08/2020
Chia sẻ
Ông Phạm Phú Quốc từng có thời gian 10 năm công tác ở Tổng công ty Bến Thành, hơn 2 năm ở Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM (HFIC) và mới được điều chuyển về Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) với nhiệm kì 5 năm.

Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968, trình độ Quản lí Kinh tế, Tài chính và đang là Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Dấu ấn công tác của ông Quốc nằm ở các doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty (TCT) Bến Thành TNHH MTV, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM (HFIC).

Dấu ấn của ông Phạm Phú Quốc tại TCT Bến Thành và HIFC - Ảnh 1.

Ông Phạm Phú Quốc. Ảnh: Cổng thông tin Điện tử Quốc hội

Từ tháng 7/1993 - 11/1994, ông Quốc là Trưởng phòng Tiếp thị điều hành du lịch tại Công ty Phát triển Đầu tư thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia.

Từ tháng 12/1994 - 5/2000, ông là Trưởng phòng Điều hành tour Công ty TM DV Du lịch Tân Định Fiditourist thuộc TCT Bến Thành (Benthanh Group).

Giai đoạn từ tháng 6/2000 – 5/2009, tại TCT Bến Thành, ông Quốc kinh qua nhiều vị trí như: Thư kí HĐQT, thư kí Tổng Giám đốc, Phó Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư, Tổng Giám đốc CTCP Dịch vụ Bến Thành thuộc TCT, Trưởng phòng Quản lý Dự án.

Từ tháng 6/2009 – 7/2010 ông làm Phó Tổng giám đốc. Sau đó ông được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV), Phó Tổng giám đốc của TCT Bến Thành. 

Tháng 2/2014, ông Phạm Phú Quốc được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Benthanh Group.ông chính thức giữ vai trò Chủ tịch HĐQT cho tới tháng 9/2015 trước khi điều chuyển công tác. 

Tại TCT Bến Thành, ông Quốc là người đại diện người sở hữu phần góp của TCT tại nhiều đơn vị như: CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (Khahomex – Mã: KHA), CTCP Thương mại Hóc Môn (Mã: HTC)…

Ngoài Chủ tịch của TCT Bến Thành, ông Quốc còn từng giữ chức Chủ tịch tại nhiều đơn vị như: Khahomex, CTCP Dịch vụ Huế, CTCP Tân Cảng – Bến Thành. Bên cạnh đó, ông còn nắm giữ vị trí thành viên HĐQT tại nhiều đơn vị khác như: Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), CTCP XNK Giày dép Nam Á, CTCP SXKD Hàng xuất khẩu Tân Bình…

Rời TCT Bến Thành, ông Quốc nhận nhiệm vụ tại Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM (HFIC) khi được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐTV từ ngày 4/9/2015 nhiệm kì 5 năm.

Dù nhiệm kì công tác 5 năm tại HFIC nhưng tới ngày 18/1/2018, ông Quốc lại tiếp tục được điều chuyển công tác về làm Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM (HIDS).

Đến tháng 9/2018, ông Quốc bị Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ TP HCM thi hành hình thức khiển trách vì khuyết điểm, vi phạm trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; công tác cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát; công tác quản lí đảng viên đi nước ngoài; đoàn kết nội bộ bị giảm sút trong nhiệm kì 2015 – 2020.

HIFC được coi là "lá cờ đầu" trong hệ thống các Quĩ đầu tư phát triển tỉnh (thành phố) với các khoản đầu tư vào nhiều doanh nghiệp lớn như: 28,68% vốn tại CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC – Mã: HCM), 10,07% vốn ở CTCP Đầu tư Hạ tầng Kĩ thuật TP HCM (Mã: CII), 49% vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex – Mã: CLX).

HIFC có vốn điều lệ gần 7.951 tỉ đồng. Hết năm 2019, qui mô tổng tài sản của HIFC là 15.693 tỉ đồng.

Dấu ấn của ông Phạm Phú Quốc tại TCT Bến Thành và HIFC - Ảnh 2.

Nguồn: HK tổng hợp

Dưới thời kì ông Quốc làm Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV, lợi nhuận sau thuế của HIFC năm 2016 và 2017 đều ghi nhận tăng trưởng.

Không chỉ vậy, dấu ấn của ông Quốc tại HIFC còn được ghi nhận qua thương vụ bán 15% cổ phần tại CTCP Sài Gòn Kim Cương (Saigon Diamond Corp) cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để giảm sở hữu xuống còn 25%. 

Tới tháng 12/2019, ông lại được điều động về làm Thành viên không chuyên trách HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) với nhiệm kì 5 năm.

Ông Quốc được điều động về Tân Thuận để thay thế ông Tề Trí Dũng, người đã bị khởi tố và bắt tạm giam vào giữa tháng 5/2019 vì tội tham ô tài sản và vi phạm qui định về quản lí, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

6 tháng đầu năm 2020, Tân Thuận đạt gần 20 tỉ đồng doanh thu nhưng lãi sau thuế gần 663 tỉ đồng do xuất hiện khoản thu nhập khác đột biến hơn 616 tỉ đồng trong quí II.

Có tên trong tài liệu mật "The Cyprus Paper"

Ngày 23/8, Al Jazeera (hãng tin Nhà nước của Qatar) cho biết bộ phận điều tra của hãng tin đã thu thập một lượng lớn tài liệu mật gọi là "The Cyprus Paper" của chính phủ đảo Cyprus (đảo Síp) tiết lộ danh sách những người bỏ tiền mua hộ chiếu từ Cyprus.

Để có hộ chiếu, người nộp đơn cần có khoản đầu tư ít nhất 2,15 triệu euro (khoảng 2,5 triệu USD) vào nền kinh tế đảo quốc, thường là mua bất động sản, và không có tiền án, tiền sự.

Đáng chú ý, trong danh sách này có tên ông Phạm Phú Quốc, đại biểu Quốc hội khóa XIV thuộc đoàn đại biểu TP HCM.

Trước đây cũng từng có một đại biểu quốc hội Việt Nam cũng 2 quốc tịch Việt Nam và Malta là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đại biểu quốc hội khoá XII, XIII, XIV


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Kiều

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.