|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Đạm Cà Mau lo thiếu khí sau khi bảo dưỡng có thể gây thiệt hại trên 20 tỉ đồng

14:18 | 21/08/2019
Chia sẻ
Nguồn khí suy giảm gây ảnh hưởng đến lượng cung ra thị trường và tác động không nhỏ đến giá cả phân bón của vụ Đông Xuân.

Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC - Mã: DCM) sẽ dừng nhà máy trong 14 ngày để bảo dưỡng, sửa chữa cơ hội theo tiến độ cấp khí.

Trong thời gian này, công ty sẽ kết hợp với nhà thầu nâng cấp một số cụm thiết bị. Ban Quản lý bảo dưỡng phối hợp với kế hoạch dừng cấp khí của Công ty Khí Cà Mau để lên kế hoạch bảo dưỡng hợp lý.

Thời gian bảo dưỡng Nhà máy bắt đầu từ 31/8/2019 đến 13/9/2019.

Theo kế hoạch, sẽ có hơn 2.093 hạng mục công việc của Nhà máy được bảo dưỡng trong đợt này.

Với thời gian dự kiến dừng nhà máy như trên, sản lượng sản xuất chính (phân đạm) của Nhà máy Đạm Cà Mau trong năm 2019 cũng dự kiến giảm 5%, tương đương 36.000 tấn so với công suất thiết kế 800.000 tấn/năm.

Đại diện Đạm Cà Mau cho biết, đợt dừng nhà máy bảo dưỡng lần này rơi vào thời điểm thấp vụ tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nên không ảnh hưởng lớn đến nguồn cung ra thị trường. Thời gian kết thúc đợt bảo dưỡng mới là thời điểm các đơn vị tập trung cung ứng nguồn hàng cho vụ Đông Xuân.

Tuy nhiên, việc sản xuất phân bón của Đạm Cà Mau sẽ gặp khó khăn khi Nhà máy Đạm Cà Mau vận hành trở lại với công suất 110% nhưng nguồn khí bị thiếu hụt.

Theo đó, nguồn khí suy giảm sẽ gây ảnh hưởng đến lượng cung ra thị trường và tác động không nhỏ đến giá cả phân bón của vụ Đông Xuân.

Với kịch bản thiếu khí phải hoạt động cầm chừng, doanh nghiệp không thể tối ưu hóa lợi nhuận, dẫn đến hoạt động không hiệu quả.

Đặc biệt trong bối cảnh Đạm Cà Mau đang trong giai đoạn khấu hao, phải trả nợ gốc cộng lãi vay nên mỗi ngày dừng nhà máy do không đủ nguồn cấp khí sẽ khiến doanh nghiệp thiệt hại trên 20 tỉ đồng.

Vào cuối tháng 7 mới đây, nhà máy Đạm Cà Mau cán mốc sản xuất 6 triệu tấn với công suất ổn định 105%.

Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm, Đạm Cà Mau đạt doanh thu thuần 3.790 tỉ đồng và lợi nhuận theo chi phí đầu vào được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giao đạt khoảng 50% kế hoạch năm.

TH

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.