|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đại gia thủy sản lớn nhất Nhật Bản mua cá tra Việt

07:10 | 16/03/2018
Chia sẻ
Công ty thủy sản lớn nhất thế giới của Nhật Bản là Maruha Nichiro đang đẩy mạnh nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam.
dai gia thuy san lon nhat nhat ban mua ca tra viet Giá cá tra tăng cao kỷ lục trong vòng 10 năm qua
dai gia thuy san lon nhat nhat ban mua ca tra viet Tháng 1/2018, ASEAN vượt EU trở thành thị trường xuất cá tra lớn thứ 3
dai gia thuy san lon nhat nhat ban mua ca tra viet Thiếu hụt trầm trọng giống cá tra

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), theo Japan News, các công ty Nhật Bản, trong đó có Maruha Nichiro - công ty thủy sản lớn nhất thế giới đang đẩy mạnh nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam, một sản phẩm thay thế rẻ hơn cá minh thái.

Theo dữ liệu nhập khẩu từ các quan chức hải quan Nhật Bản, trong 11 tháng đầu năm 2017, Nhật Bản đã nhập khẩu 5.500 tấn cá da trơn đông lạnh, tăng 30% so với năm trước. Phần lớn trong số đó là cá tra, basa của Việt Nam.

Nhà bán sỉ cá tra Maruha Nichiro, nhập khẩu phi lê 1.000 tấn cá tra trong năm 2017, tăng 40%. Cá tra được xem là một lựa chọn thay thế tốt cho cá minh thái, với mức giá thấp hơn khoảng 20%.

dai gia thuy san lon nhat nhat ban mua ca tra viet

Cá tra Việt Nam được người Nhật ưa chuộng vì giá rẻ, chất lượng, chế biến được các món ngon.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, nguyên nhân cá tra được Nhật Bản tiêu thụ mạnh trong thời gian gần đây là do người tiêu dùng nước này thay đổi thực phẩm. Lươn nướng là món ăn cao cấp tại Nhật Bản với giá bán lên tới hơn 24 USD/con.

Tuy nhiên, lươn Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do bị đánh bắt quá nhiều. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã nhập khẩu cá tra Việt Nam và chế biến món nướng để làm giống món lươn của Nhật Bản với giá rẻ bằng 1/3, trong khi hương vị tương đương.

Việc đa dạng hóa sản phẩm được xem là một phương cách để các nhà sản xuất Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản được đánh giá là rất khó tính với rất nhiều tiêu chí chi tiết đề ra cho mỗi sản phẩm nhập khẩu, do vậy việc quy chuẩn hóa quy trình sản xuất được xem là bắt buộc để tiếp cận và phát triển tại thị trường này.

Hiện nay, ngày càng nhiều mặt hàng Việt Nam đang được bày bán tại các siêu thị hàng đầu của Nhật Bản, trong đó riêng tại Siêu thị AEON đã có hơn 500 mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam.

Điều này tại cơ hội lớn cho nhà sản xuất Việt Nam nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe của Nhật Bản.

Quang Huy