|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đại gia bia Philippines muốn mua cổ phần Sabeco

10:23 | 03/04/2017
Chia sẻ
Bloomberg đưa tin, công ty lớn nhất về doanh số bán hàng và mở rộng kinh doanh của Phillipines, San Miguel dự kiến đầu tư vào công ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn của Việt Nam.
cong ty lon cua philippines du kien dau tu vao bia sai gon
Ảnh minh họa.

Công ty San Miguel lên kế hoạch đầu tư 34 tỷ USD vào một nhà máy lọc dầu, một khu liên hiệp thép tổng hợp và một nhà máy thủy điện trong bối cảnh nền kinh tế đất nước dự báo sẽ tăng trưởng mạnh.

Chủ tịch Ramon Ang cho biết, công ty này cũng sẽ “đánh giá và có thể đầu tư” vào công ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn. San Miguel chiếm thị phần bia lớn ở Philippines, với 10 chia bia được bán ra thì có 9 chai là của công ty này. Ông Ang cho biết, Việt Nam có thể trở thành địa điểm neo đậu để phát triển kinh doanh loại đồ uống này, vì lượng tiêu thụ của Việt Nam tăng ít nhất là 10% hàng năm, gấp 5 lần so với Philippines.

“Các ngành kinh doanh chúng tôi mạo hiểm đầu tư vào đã sinh lời, vì vậy công ty đang ở trạng thái rất ổn định”, ông Ang nói khi chỉ ra tăng trưởng lợi nhuận hàng năm tăng 20%. Cùng với đó tài sản tăng lên 4 lần kể từ năm 2008 nhờ San Miguel đa dạng hóa doanh mục kinh doanh từ thực phẩm và nước giải khát sang các ngành công nghiệp không liên quan như đường thu phí. Theo ông, loại trừ các danh mục chi phí, lợi nhuận của công ty sẽ tăng ít nhất 20% lên khoảng 60 tỷ pesos (1,2 tỷ USD) trong năm nay.

cong ty lon cua philippines du kien dau tu vao bia sai gon
Giá cổ phiếu của San Miguel giảm, trong khi chỉ số chứng khoán Philippines ta. Nguồn: Bloomberg.

Các khoản chi tiêu liên quan đến bầu cử, tiền gửi về từ người dân Philippine ở nước ngoài và sự bùng nổ của ngành công nghiệp gia công đã giúp tăng doanh thu bán bia và bánh mì xúc xích, trong khi doanh thu bán ô tô kỷ lục giúp nhu cầu về dầu tăng lên. Hôm 29/3, Fitch Rating cho biết, những tác động này dự kiến sẽ còn duy trì mạnh mẽ trong năm nay, với dự báo tổng sản phẩm quốc nội của Philippines tăng 6,8%.

Trong năm 2016, lợi nhuận của công ty San Miguel, khởi nghiệp từ một nhà máy sản xuất bia trong hơn một thế kỷ qua, đã tăng 80% lên 52,2 tỷ peso. Một khoản thu trị giá 11,8 tỷ peso từ việc bán tài sản viễn thông đã giúp bù đắp cho khoản lỗ ngoại hối 9 tỷ poso.

Dầu, và thép

Ông Astro del Castillo, giám đốc quản lý của công ty cố vấn đầu tư First Grade Holding Inc, nhận định: “Ông Ang đang cố gắng để đi theo xu hướng phát triển kinh tế của Philippines. Giống như những khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp trước đó của công ty, các dự án tới sẽ không nhanh chóng cho kết quả, vì vậy sẽ cần một thời gian để cổ phiếu tăng lên. San Miguel chỉ dành cho các nhà đầu tư với tầm nhìn trong dài hạn”.

San Miguel dự kiến sẽ xây dựng một khu liên hợp lọc dầu với công suất 250.000 thùng/ ngày, và một nhà máy thép tổng hợp. Chi phí đầu tư cho mỗi dự án là 15 tỷ USD. Bên cạnh đó, dự án nhà máy thủ điện với công suất ban đầu là 1.200 MW có chi phí là 3,6 tỷ USD.

Hồi tháng 1/2017, công ty Petron, thuộc San Miguel, nói rằng họ đang tìm kiếm các đối tác để xây dựng nhà máy lọc dầu ở phía Nam Philippine.

Cổ phần nhà máy bia

Bia Sài Gòn, nhà máy sản xuất bia lớn nhất Việt Nam chiếm 40% thị phần, đã nhận được sự chấp thuận từ chính phủ để thuê các chuyên gia tư vấn cố vấn kế hoạch bán cổ phần trong năm nay. Heineken NV, Anheuser-Busch InBev NV và Asahi Group Holdings Ltd nằm trong số bảy công ty nước ngoài trước đó đã đăng ký mua cổ phần. San Miguel sẽ xem xét để mua cổ phần của công ty bia Sài Gòn.

Ngoài ra, ông Ang cũng cho biết, đợt niêm yết cổ phiếu đầu tiên của công ty điện SMC Global Power Holdings Corp, thuộc San Miguel, có thể được tiến hành vào quý III/2017. Hồi tháng 1/2014, ông Ang nói sẽ thu về 1 tỷ USD từ việc bán 49% cổ phần công ty sở hữu các nhà máy điện của San Miguel.

Sự mở rộng của ông Ang cho các ngành không thuộc thực phẩm và nước giải khát đã không đẩy cổ phiếu của San Miguel ngay lập tức, thấp hơn chỉ số chứng khoán Philippine kể từ khi ông lên chức chủ tịch công ty năm 2002.

Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.