|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đề nghị huy động 3 triệu tỷ đồng vốn đầu tư xã hội, riêng vốn trong dân gần 2 triệu tỷ đồng để đạt mục tiêu tăng trưởng

15:58 | 09/11/2021
Chia sẻ
Để tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, ông Trần Hoàng Ngân cho biết cần huy động vốn đầu tư xã hội trên 3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn trong dân là gần 2 triệu tỷ đồng. Muốn vậy, cần gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp từ 2-3% và kéo dài trong 2 năm.

Tham gia thảo luận từ đầu cầu TP HCM trong phiên thảo luận của Quốc hội chiều 9/11, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Viện trưởng Nghiên cứu phát triển TP HCM) cho rằng đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên ông bày tỏ sự lạc quan Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội để tăng tốc.

Đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp như: Tiếp tục tập trung phòng chống dịch bệnh; đầu tư cho y tế cơ sở; đẩy nhanh tiến độ nghiên cứ, sản xuất vắc xin trong nước, tiến tới tự chủ vắc xin phòng COVID-19.

Đặc biệt, cần tăng cường công tác dự báo về diễn biến dịch bệnh COVID-19 để xây dựng các kịch bản, chủ động ứng phó không để bị động, bất ngờ.

Bên cạnh đó, ông Ngân cho rằng cần phải tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá, làm tăng lạm phát, phá vỡ kế hoạch phát triển.

Về đầu tư công, ông Ngân thông tin đến nay cả nước mới giải ngân khoảng 65% tổng nguồn vốn, còn trên 160.000 tỷ cần giải ngân tạo đà phát triển cho giai đoạn tới. Đặc biệt, năm 2022 kế hoạch vốn đầu tư công cả nước là 560.100 tỷ đồng, đây vừa là cơ hội vừa là thử thách lớn, cần tập trung vào khu vực trọng điểm, có tính động lực lan tỏa.

Để tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, ông Trần Hoàng Ngân cho biết cần huy động vốn đầu tư xã hội trên 3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn trong dân là gần 2 triệu tỷ đồng. Muốn vậy, cần gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp từ 2-3% và kéo dài trong 2 năm. Như vậy sẽ cần 40.000-60.000 tỷ, nguồn này có thể lấy từ đầu tư công mà chưa phân bổ.

Anh Đào

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).