|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cựu lãnh đạo IMF Christine Lagarde tiếp quản 'ghế nóng' tại ECB

15:02 | 28/10/2019
Chia sẻ
Chuyên gia kinh tế ngân hàng ING Carsten Brzeski dự báo sẽ không có thay đổi nào trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong thời gian trước mắt.
Cựu lãnh đạo IMF Christine Lagarde tiếp quản 'ghế nóng' tại ECB - Ảnh 1.

Bà Christine Lagarde. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 28/10, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã rời văn phòng ở Frankfut, Đức, nhường lại "ghế nóng" cho cựu Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde.

Nhiệm vụ đầu tiên của tân Chủ tịch Lagarde sẽ là hàn gắn những rạn nứt ngay trong đội ngũ hoạch định chính sách của ngân hàng này.

Bà Lagarde từng là Bộ trưởng Kinh tế Pháp và sẽ trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của ECB.

63 tuổi, với tham vọng tập trung vào bình đẳng giới và hành động chống biến đổi khí hậu, bà Lagarde sẽ phải đối mặt với vấn đề có sức ép lớn nhất là giải quyết những chia rẽ liên quan đến gói kích thích tiền tệ gần đây nhất của người tiền nhiệm Draghi.

Tháng Chín vừa qua, Chủ tịch ECB Draghi, từng là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy này, đã tái khởi động đợt mua trái phiếu chính phủ và tập đoàn để ECB có được 20 tỷ euro/tháng nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang chật vật của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Động thái trên vấp phải chỉ trích ngay trong hội đồng điều hành của ECB gồm 25 thành viên, những người cho rằng việc này sẽ tước đi quyền quyết định của ECB trong trường hợp xảy ra suy thoái kéo dài.

Tìm một giải pháp nhằm hàn gắn những chia rẽ và kéo hai bên ngồi vào bàn đàm phán sẽ là ưu tiên hàng đầu trong danh sách những việc cần làm của bà Lagarde trên cương vị mới.

Vì vậy, chuyên gia kinh tế ngân hàng ING Carsten Brzeski dự báo sẽ không có thay đổi nào trong chính sách tiền tệ của ECB trong thời gian trước mắt.

Do chuyên ngành đào tạo ban đầu không phải là kinh tế mà ngành luật, bà Lagarde không có kiến thức chuyên sâu như các thành viên trong hội đồng điều hành ECB, gồm 19 thống đốc ngân hàng trung ương các nước thành viên và một ban điều hành 6 người.

Nhưng bà là một luật sư, chính khách lão luyện, có khả năng kết nối, và từng được ca ngợi vì đã đưa IMF qua cuộc khủng hoảng tài chính.

Trên cương vị mới tại ECB, tân Chủ tịch Lagarde cam kết giải quyết tình trạng bất bình đẳng về giới trong cơ cấu nhân sự cấp cao của thể chế này.

Dự kiến, bà Lagarde sẽ có thêm trong đội ngũ của mình một nhà kinh tế nữ người Đức nổi tiếng - bà Isabel Schnabel.

Trong vấn đề biến đổi khí hậu, bà Lagarde cũng nhìn thấy còn nhiều việc phải làm. Bà khẳng định nhiệm vụ cốt lõi của ECB "tất nhiên là “duy trì sự ổn định… nhưng đối phó với các nguy cơ môi trường và biến đổi khí hậu cũng là nhiệm vụ quan trọng."

Bà tuyên bố ủng hộ việc "từng bước chuyển đổi" đầu tư của ECB cho các dự án môi trường.

Theo kế hoạch, bà Lagarde sẽ chính thức nhậm chức từ ngày 1/11 tới.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bích Liên

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.