Cựu giám đốc ngân hàng lừa đảo bằng thư bảo lãnh khống
Cựu giám đốc ngân hàng lừa đảo bằng thư bảo lãnh khống |
Theo cáo trạng, từ tháng 11/2011 đến tháng 3/2012, bị cáo Hiển cấu kết với các đồng phạm ký phát hành trái quy định 9 chứng thư bảo lãnh thanh toán khống tổng giá trị gần 150 tỷ đồng cho 5 doanh nghiệp.
Thông qua quan hệ xã hội, Phạm Ngọc Nam (Tổng giám đốc Công ty TNHH điện tử Huyndai Việt Nam và CTCP Điện tử Viễn thông Việt) quen biết Hiển.
Cuối năm 2011, do cần tiền kinh doanh, Nam đề nghị Hiển cấp chứng thư bảo lãnh thanh toán cho Công ty Viễn thông Việt để ký hợp đồng mua bán hàng trả chậm với CTCP Đầu tư PV2. Hiển đồng ý và nhờ CTCP đầu tư SXKD Thành Đạt ký hợp đồng mua bán thép với PV2.
Công ty Thành Đạt bán 1.220 tấn thép cho PV2 giá 19,8 tỷ đồng; PV2 bán lại Công ty Viễn thông Việt giá 21,5 tỷ đồng. Công ty Viễn thông Việt được trả chậm tiền hàng cho PV2 trong thời gian 120 ngày. Công ty Viễn thông Việt lại bán lại số này cho Công ty Thành Đạt.
Bản chất hợp đồng này là "quay vòng" và không có hàng được chuyển giao giữa các công ty. Công ty Thành Đạt vừa là đầu vào, vừa là đầu ra của giao dịch mua bán hàng hóa này.
Trên cơ sở "hợp đồng" mua bán, Lê Quý Hiển ký phát hành bảo lãnh thanh toán giá trị 21,5 tỷ đồng cho Công ty Viễn thông Việt (chịu trách nhiệm trả nợ cho PV2 nếu Viễn thông Việt không trả được tiền - pv).
Quá trình điều tra, Nam và Hiển khai nhận các chứng từ nhằm hợp thức quan hệ vay mượn của PV2 và Phạm Ngọc Nam.
Tuy nhiên, phía PV2 lại khẳng định việc mua bán thép là có hàng thật, là quan hệ mua bán ba bên và Ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền đã bảo lãnh.
Hồ sơ chứng từ chứng minh Công ty Viễn thông Việt xác nhận nhận đủ hàng, nên PV2 không kiểm tra thực tế việc giao nhận hàng hóa. Và PV2 có trả tiền cho Thành Đạt, số tiền đã chuyển khoản là 19,8 tỷ đồng.
Trên cơ sở này, PV2 khởi kiện yêu cầu ngân hàng phải thanh toán số tiền đã ký bảo lãnh thanh toán cho hợp đồng mua bán giữa PV2 và Viễn thông Việt.
Bảo lãnh khống?
Theo cơ quan tố tụng, các chứng cứ thu thập có đủ căn cứ xác định, bị cáo Hiển và Nam bàn bạc, thỏa thuận ký phát hành “khống” bảo lãnh thanh toán, chiếm đoạt số tiền 19,8 tỷ đồng của PV2. Bản thân Lê Quý Hiển là người phát hành bảo lãnh thanh toán, đã thừa nhận sử dụng 8,7 tỷ đồng trong số tiền 19,8 tỷ mà PV2 trả cho Công ty Thành Đạt.
Với hành vi tương tự, Lê Quý Hiển còn cấu kết với các đối tượng khác để chiếm đoạt tiền hàng của các doanh nghiệp như Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội (Hadico) 18,4 tỷ đồng; Công ty TNHH thép Thành Đô 15,3 tỷ đồng; CTCP Vật tư xăng dầu (Comeco) 49,8 tỷ đồng…
Ngoài bị cáo Lê Quý Hiển, một số bị cáo nguyên là lãnh đạo doanh nghiệp có vốn nhà nước như Comeco, Hadico... bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại tòa, bị cáo Hiển thừa nhận việc phát hành chứng thư bảo lãnh vượt thẩm quyền là sai nhưng không nhận có hành vi gian dối. Bị cáo khai nhận, vì các doanh nghiệp không có chức năng vay tiền nên sử dụng hình thức mua bán hàng hóa theo phương thức trả chậm, cần bảo lãnh thanh toán ngân hàng để hợp thức hồ sơ trình lãnh đạo. Cụ thể có việc mua giá cao, bán giá rẻ, có hợp đồng mất phí bôi trơn. Bị cáo cho rằng, việc mua bán hàng hóa không thuộc nội dung thư bảo lãnh do bị cáo ký kết.
Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài trong 4 ngày.
'Nữ quái' gây vụ lừa trăm tỷ quan hệ thế nào với Agribank Lào Cai?
Theo lời các nạn nhân, nếu thống kê đầy đủ, số tiền bị lừa trong vụ việc sổ tiết kiệm gửi ở ngân hàng Agribank ... |
Cảnh báo chiến dịch lừa đảo mạo danh ngân hàng
Nhiều tổ chức an ninh mạng và ngân hàng vừa lên tiếng cảnh báo người dùng về các nguy cơ tấn công vào tài khoản ... |
Khách báo mất 94 triệu trong tài khoản ngân hàng
Thẻ ATM vẫn trong ví và đang sống ở Hà Nội nhưng tài khoản của anh Tâm đã bị rút mất hơn 94 triệu đồng ... |
Toà trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ 'siêu lừa' Huyền Như
Theo tòa, sau khi nghiên cứu hồ sơ, vụ án cần được điều tra bổ sung làm rõ một số vấn đề… |