|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cựu chủ tịch Vinashin: Đường dính đại án của sếp lớn dầu khí

21:07 | 27/01/2018
Chia sẻ
Ông Nguyễn Ngọc Sự từng là người đại diện vốn của PVN tại OceanBank. Khi sang làm Chủ tịch SBIC, ông Sự bị cáo buộc lợi dụng chức vụ để gửi tiền của SBIC sang OceanBank.

cuu chu tich vinashin duong dinh dai an cua sep lon dau khi Khởi tố cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình

Tháng 10/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1868/QĐ-TTg điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tại PVN, ông Sự là Phó Tổng giám đốc phụ trách Tài chính của cả tập đoàn.

Ông Nguyễn Ngọc Sự nhận ghế nóng Vinashin trong bối cảnh Tập đoàn Tàu thủy lâm vào khủng hoảng, đứng trước nguy cơ phá sản. Tháng 8/2010, hàng loạt lãnh đạo của tập đoàn này đã bị khởi tố, bắt giam, trong đó có cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình.

Điều đáng chú ý là, khi còn là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí phụ trách tài chính, ông Nguyễn Ngọc Sự cũng đồng thời được cử là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank).

cuu chu tich vinashin duong dinh dai an cua sep lon dau khi

Ông Nguyễn Ngọc Sự từng là người đại diện vốn của PVN tại OceanBank.

Khi sang làm Chủ tịch SBIC, ông Sự bị cáo buộc lợi dụng chức vụ để gửi tiền của SBIC sang OceanBank.

Cụ thể, khi PVN chưa góp vốn vào OceanBank thì đơn vị này đã có Quyết định 2649 cử ông Nguyễn Ngọc Sự và Nguyễn Xuân Sơn làm đại diện góp vốn. Bằng văn bản này, ông Sự đảm trách đại diện 12% vốn còn Nguyễn Xuân Sơn là 8%.

PVN sau đó đã có Quyết định 3190 cử ông Nguyễn Ngọc Sự đảm nhận 20% vốn tại OceanBank.

Năm 2010, khi nhận quyết định sang Vinashin , ông Nguyễn Ngọc Sự mới bàn giao trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại OceanBank cho ông Nguyễn Xuân Sơn (Phó Tổng giám đốc PVN, rồi Chủ tịch PVN) - người hiện đã bị kết án tử hình trong đại án OceanBank và tiếp tục bị xem xét trách nhiệm trong nhiều vụ án tại Oceanbank và PVN.

Sau khi Vinashin được đổi tên thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), ông Nguyễn Ngọc Sự tiếp tục giữ chức Chủ tịch SBIC vào tháng 11/2013. SBIC được thành lập trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Vinashin.

SBIC là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. SBIC có 8 công ty con gồm 7 công ty TNHH MTV Đóng tàu là Phà Rừng, Bạch Đằng, Hạ Long, Thịnh Long,Cam Ranh, Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm. SBIC tại thời điểm thành lập có vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng.

Các ngành, nghề kinh doanh chính là: Đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Tư vấn, thiết kế tàu thủy và phương tiện nổi; Tái chế, phá dỡ tàu cũ. Tcty còn có nhiệm vụ Khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu; Kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, sà lan, phương tiện nổi; Xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu; Sản xuất chế tạo kết cấu thép; Các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

Đến tháng 8/2017, ông Nguyễn Ngọc Sự đã nhận quyết định nghỉ hưu, thôi vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy.

6 tháng sau khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Ngọc Sự đã bị cơ quan bảo vệ pháp luật sờ gáy. Ngày 25/01/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra Quyết định Khởi tố vụ án; Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang điều tra giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm. Quá trình điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập được xác định: Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (SBIC) đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập đoàn Vinashin gửi vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất, phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Lương Bằng

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.