Cuộc khủng hoảng chi phí ở Cathay Pacific
BusinessWeek đăng tải bài phân tích dưới đây của tác giả David Fickling về mô hình kinh doanh cũng như những vấn đề của Cathay Pacific, hãng hàng không lớn thứ 10 thế giới về mặt doanh thu và lớn thứ tư về vận chuyển hàng hóa.
Cổ phiếu Cathay Pacific giảm 27% kể từ khi CEO Ivan Chu lên nắm quyền từ năm 2014. Hôm thứ Tư (15/3), Cathay Pacific công bố khoản lỗ năm tài chính 2016 lên tới 575 triệu đôla Hong Kong, tương đương 74 triệu USD. Đây là năm lỗ đầu tiên kể từ 2008.
Đã 5 tháng trôi qua kể từ khi công ty tung ra dự báo doanh thu và công bố sẽ quyết tâm đưa kết quả kinh doanh hồi phục, cho đến nay vẫn chưa thấy kết quả.
Nhưng có một điều mà công ty này làm đúng: Khi nói về tỷ lệ lấp đầy số ghế trên máy bay, Cathay là một trong những hàng làm tốt nhất. Trong số 15 hãng hàng không lớn nhất thế giới xét theo doanh thu, chỉ có Air France của Pháp và Delta Air Lines của Mỹ có kết quả tốt hơn.
Trong số 15 hãng hàng không lớn nhất thế giới, Cathay Pacific xếp thứ ba về tỷ lệ lấp đầy. Nguồn: Bloomberg |
Về lý thuyết, đáng lẽ đó phải là tin tốt. Một chiếc máy bay trống cũng tốn kém nhiên liệu không kém một chiếc máy bay đầy khách. Do đó, sự khác biệt giữa tỷ lệ lấp đầy 80% với 70% đã là đủ để phân định rạch ròi giữa lãi và lỗ.
Thế nhưng, không may cho Cathay Pacific, một vấn đề khác phải cân nhắc đó là: doanh thu và chi phí. Có một phương pháp lấp đầy chỗ trống rất dễ dàng nhưng đầy nguy hiểm là bán vé dưới giá thành. Điều này chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng, nhưng đồng thời cũng dẫn đến cảnh không có lợi nhuận.
Bán vé dưới giá thành chính là những gì Cathay Pacific đã làm trong suốt vài năm qua. Khi phân tích tỷ lệ khách luân chuyển (RPK) tức là tỷ lệ chi phí trên mỗi km bạn sẽ có ước số tải hòa vốn, tức tỷ lệ chỗ cần phải lấp đầy nếu muốn có lãi trên doanh thu bán vé. Sau khi phân tích những số liệu trên, chúng ta xem bảng sau và sẽ nhận ra vấn đề của Cathay Pacific nằm ở đâu.
So sánh ước số hòa vốn của 15 hãng hàng không lớn nhất thế giới. Nguồn: Bloomberg |
Tính toán cho thấy, nếu muốn có lãi, Cathay Pacific phải bán lượng vé nhiều hơn số chỗ mà thực tế họ có trên các chuyến bay.
Vì chi phí quá cao, trong khi giá vé liên tục phải giảm xuống do sức cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường hàng không Trung Quốc, Cathay sẽ phải lấp đầy 124% số chỗ ngồi mới đạt điểm hòa vốn trong mảng dịch vụ hành khách. Không cần là một giáo sư Toán học cũng thấy được nếu muốn lấp đầy 100% cũng là thách thức như đá tảng.
Vậy, chính xác thì Cathay Pacific đang kiếm tiền bằng cách nào.
Vận chuyển hàng hóa không phải là câu trả lời. Dù Cathay là hãng hàng không vận chuyện hàng hóa lớn thứ tư thế giới và một phần tư doanh thu đến từ mảng này, nhưng với hàng hóa, chi phí cũng đang cao vượt doanh thu.
Cỗ máy kiếm tiền chính
Suất ăn và nhiều loại dịch vụ phụ trợ cho ngành hàng không khác đã đóng góp những khoản bé tí hon trong doanh thu của Cathay Pacific, nhưng có vẻ chiếm một phần lớn trong lợi nhuận.
Câu trả lời nằm ở những thứ mà khách hàng dường như quên mất hoặc hiếm khi để ý, từ suất ăn, phụ phí, các loại phụ thu khác. Ngoài ra phải kể đến lợi nhuận từ một số khoản đầu tư vào các công ty như hãng hàng không Air China.
Báo cáo tài chính của công ty cho thấy ngành phụ trợ, các doanh thu khác đã giúp gia tăng lợi nhuận cho Cathay Pacific kể từ 2012, và lợi nhuận từ cổ phần ở các công ty đóng góp tới 40% lợi nhuận cho Cathay trong hai năm 2014, 2015.
Trên thực tế, kiếm tiền từ nghề phụ thay vì hoạt động chính là bán vé là mô hình kinh doanh ổn định một cách đáng ngạc nhiên trong ngành hàng không. Ví dụ họ có thể kiếm tiền từ phụ phí chọn chỗ ngồi cạnh cửa sổ, từ phụ thu hành lý quá cước, từ hoạt động cho thuê máy bay....
Nhưng thực tế vẫn thường phũ phàng. Trong năm 2016, dù lợi nhuận từ ngành phụ của Cathay đạt mức cao nhất kể từ 2010, chúng vẫn không đủ để bù đắp cho khoản lỗ 3,36 tỷ đôla Hong Kong từ hoạt động kinh doanh chính.
Vấn đề của Cathay Pacific hiện nay là chi phí hoạt động đang quá cao so với các đối thủ. Với việc ba hãng hàng không lớn cùng giành giật thị phần tại Trung Quốc, khiến giá vé ngày càng đi xuống, bộ máy tốn kém của Cathay khiến hãng trở nên mong manh trước các biến động. Việc thiếu vắng những thay đổi quyết liệt để giải quyết vấn đề này càng làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
Hạng phổ thông đặc biệt
Chi phí hoạt động của Cathay Pacific đang cao nhất so với các đối thủ chính. Nguổn: Bloomberg |
So sánh với các đối thủ chính, chi phí hoạt động của Cathay Pacific đang cao nhất. Máy bay là phương tiện tương đối an toàn, miễn là chúng biết rõ tuyến đường phải đi, điểm đến và trữ thật nhiều nhiên liệu trong bồn chứa. Ở thời điểm này, Cathay Pacific dường như chẳng có cái gì. Và đó là điều các nhà đầu tư cần phải cân nhắc.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/