|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

COVID-19 sẽ lại chiếm sóng các bản tin tài chính hay được bình tĩnh đón nhận khi độ phủ vắc xin ngày càng cao?

14:00 | 11/11/2021
Chia sẻ
Sau hơn một tháng mở cửa, thích ứng an toàn, sống chung với dịch bệnh, F0 trong cộng đồng tại hàng loạt địa phương tăng dấy lên lo ngại sẽ có một làn sóng COVID-19 mới.

Đã hơn một tháng Việt Nam bắt đầu tái mở cửa kinh tế, Chính phủ ban hành nghị quyết về thích ứng, sống chung an toàn với dịch, cùng với đó chính thức đánh dấu làn sóng dịch thứ 4 kết thúc. 

Từ cuối tháng 10 trở lại đây, số ca nhiễm hàng ngày có xu hướng tăng, nhiều tỉnh thành phát sinh các ổ dịch mới, đặc biệt là số bệnh nhân ở các tỉnh miền Tây tăng mạnh. Tại Hà Nội, kế hoạch cho học sinh một số cấp trở lại trường học đã bị hoãn lại do tình hình dịch diễn biến phức tạp.

COVID-19 sẽ lại chiếm sóng các bản tin tài chính hay được bình tĩnh đón nhận khi độ phủ vắc xin ngày càng cao? - Ảnh 1.

Các tuyến phố ở Hà Nội đông đúc trở lại sau chuỗi ngày thực hiện giãn cách. (Ảnh: NLĐ).

Với sức ảnh hưởng chưa từng có lên kinh tế, xã hội, suốt một thời gian dài những tin tức về COVID-19 từng chiếm sóng các bản tin thời sự, tài chính và cũng là chủ đề được thảo luận sâu rộng nhất.

Khi các nước đã trải qua hết lần giãn cách này đến giãn cách khác, những con số hàng nghìn ca nhiễm mỗi ngày không còn thu hút quá nhiều sự quan tâm. Thay vào đó là dần chấp nhận COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, học cách sống chung với nó, đồng thời tăng tốc tiêm vắc xin.

Tuy nhiên thời gian gần đây, nỗi lo COVID-19 sẽ lại bùng phát và nghiêm trọng hơn. Lo ngại này cũng có lý khi làn sóng COVID-19 đang trỗi dậy ở châu Âu, cùng với đó là sự xuất hiện của biến chủng Mu có khả năng kháng kháng thể do vắc xin tạo ra cao hơn 9,1 lần so với virus gốc SARS-CoV-2. Ngoài ra, các nước có tỷ lệ phủ vắc xin cao lại đối mặt số ca nhiễm tăng trở lại, buộc phải bắt đầu tiêm mũi tăng cường.

Những điều này càng làm trầm trọng hơn lo ngại về làn sóng COVID-19 mới, đặc biệt khi các nền kinh tế dần mở cửa, mở lại đường bay, đón khách du lịch.

Với Việt Nam, liên quan đến những lo ngại về một đợt bùng dịch mới, có thể nghiêm trong hơn làn sóng thứ 4 vừa qua, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cho biết không nên quá sợ hãi khi thấy F0 tăng ở vùng đã phủ đủ vắc xin, nhưng những vùng chưa phủ đủ mà số ca tăng thì cần đặc biệt lưu ý.

Bác sĩ cũng nêu quan điểm với những nơi đã tiêm phủ đủ vắc xin thì không cần thiết đếm số ca nhiễm mới và "nhiễm càng nhiều mà không tiến triển nặng thì càng mừng" bởi số bệnh nhân mới không trở nặng, không tử vong thì sẽ tạo miễn dịch cộng đồng.

Nhận định về diễn biến dịch gần đây, chia sẻ với báo Chính phủ, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng phải chấp nhận số ca F0 nhất định trong cộng đồng.

"Việc Hà Nội ghi nhận các chùm ca bệnh trong cộng đồng những ngày qua là vấn đề đã nằm trong dự báo. Không chỉ Hà Nội mà các địa phương phải chấp nhận việc ghi nhận số ca F0 nhất định trong cộng đồng".

COVID-19 sẽ lại chiếm sóng các bản tin tài chính hay được bình tĩnh đón nhận khi độ phủ vắc xin ngày càng cao? - Ảnh 1.

COVID-19 sẽ lại chiếm sóng các bản tin tài chính hay được bình tĩnh đón nhận khi độ phủ vắc xin ngày càng cao? - Ảnh 2.

Nhìn lại diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam từ tháng 10 đến nay, số ca nhiễm có xu hướng tăng, nhưng số ca tử vong đã giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, vắc xin về nhiều nên tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh. Đến nay, Việt Nam đã tiêm gần 94 triệu liều (tỷ lệ phủ 64%), trong đó số người được tiêm mũi 1 và hơn 62,8 triệu và hơn 31,1 triệu người tiêm đủ hai mũi. Với tổng số liều tiêm này, Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước tiêm vắc xin nhiều nhất thế giới.

Hôm qua tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết dự kiến phủ hết vắc xin mũi 1 cho các điạ phương trong hai tuần đầu tháng 11, ưu tiên trả vắc xin mũi 2. Bộ cũng đã lên kế hoạch dự kiến tiêm mũi 3 từ cuối tháng 12.

COVID-19 sẽ lại chiếm sóng các bản tin tài chính hay được bình tĩnh đón nhận khi độ phủ vắc xin ngày càng cao? - Ảnh 3.

COVID-19 sẽ lại chiếm sóng các bản tin tài chính hay được bình tĩnh đón nhận khi độ phủ vắc xin ngày càng cao? - Ảnh 5.

Số ca tử vong trung bình hàng tuần ở Mỹ chủ yếu ở nhóm người chưa tiêm vắc xin. (Nguồn: Nytimes).

Việt Nam giống như các nước khác học cách sống chung với virus, điều quan tâm là tỷ lệ tử vong và số ca bệnh trở nặng. Hiện chưa rõ thống kê cụ thể về tỷ lệ nhiễm và tử vong ở nhóm người đã tiêm vắc xin ở Việt Nam, nhưng việc vắc xin có khả năng giảm bệnh trở nặng và ngăn tử vong là điều được nhiều nghiên cứu khẳng định. Ở Mỹ, số liệu cụ thể cho thấy các trường hợp tử vong vì COVID-19 chủ yếu ở nhóm người chưa tiêm vắc xin.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Đào

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.