|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nikkei: Việt Nam dẫn đầu cuộc đua phục hồi chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á, ngành sản xuất ô tô toàn cầu như trút được gánh nặng

10:07 | 09/11/2021
Chia sẻ
Những nhà máy sản xuất linh kiện điện tử thiết yếu cho ngành ô tô tại Việt Nam đang hoạt động mạnh trở lại, điều này giúp cho nhiều nhà sản xuất trên khắp thế giới thở phào nhẹ nhõm.

Giữa lúc các ca nhiễm COVID-19 giảm mạnh ở Đông Nam Á, các chuỗi cung ứng trong khu vực cũng đang chạy đua hết tốc lực sau nhiều tháng nhà máy đóng cửa và giảm quy mô sản xuất, theo Nikkei Asia.

Với Việt Nam, quốc gia này đang nhanh chóng trở lại bình thường khi Thủ đô Hà Nội cuối cùng đã nới lỏng các hạn chế. Toàn bộ gần 200 nhà máy của Nike ở các tỉnh thành bị gián đoạn do COVID-19 đã quay lại sản xuất, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Nike, ông Nobel Kinder cho biết bên lề Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland hôm 2/11.

Một quản lý tại khu công nghiệp ở TP HCM - nơi có nhà máy của Samsung Electronics và Intel đang hoạt động cho biết, họ sẽ có những hỗ trợ để nhà máy của cả hai doanh nghiệp này có thể khôi phục lại toàn bộ hoạt động sản xuất ngay trong tháng này.

Nikkei: Việt Nam dẫn đầu cuộc đua phục hồi chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á, ngành sản xuất ô tô toàn cầu như trút được gánh nặng - Ảnh 1.

Sản xuất tại Việt Nam đang trở lại bình thường sau làn sóng dịch tồi tệ nhất. (Ảnh: Reuters).

Từ tháng 7, các nhà máy ở các tỉnh phía Nam phải thực hiện các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để phòng chống dịch bệnh. Các trở ngại vì dịch bệnh đã khiến một loạt nhà máy ngừng hoạt động và cắt giảm sản lượng.

Số lượng các ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam gần đây cũng dần dần giảm, số ca mới hàng ngày đang ở quanh ngưỡng khoảng 7.000 người, chưa bằng nửa so với mức cao kỷ lục thời điểm giữa tháng 8 ước tính khoảng 17.000 ca/ngày.

Những nhà máy sản xuất linh kiện điện tử thiết yếu cho ngành ô tô cũng đang hoạt động mạnh trở lại, điều này giúp cho nhiều nhà sản xuất trên khắp toàn cầu cảm thấy yên tâm.

Công ty Furukawa Electric của Nhật dự kiến sẽ khôi phục lại toàn bộ hoạt động tại các nhà máy ở Việt Nam. Ba nhà máy này sản xuất các linh kiện, phụ tùng cần thiết cho ô tô và hiện đang có khoảng 8.000 công nhân.

Chủ tịch của Furukawa Electric Keiichi Kobayashi nói với Nikkei Asia: "Các dây chuyền của nhà máy đã trở lại hoạt động ở mức có thể đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng".

Tác động từ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đã gây tổn hại đặc biệt đến ngành công nghiệp ô tô của Đông Nam Á. Việt Nam là nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất dây dẫn, trong khi Malaysia là trung tâm sản xuất chất bán dẫn cho ô tô.

Cả hai bộ phận đều bị thiếu hụt nguồn cung và đây cũng là lý do chính khiến Toyota Motor và 7 nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khác buộc phải cắt giảm một nửa sản lượng trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam cung cấp khoảng 40% bộ dây dẫn vào Nhật trong năm ngoái. Hai nhà cung cấp nội địa bao gồm Yazaki và Sumitomo Electric cũng đã khôi phục lại sản xuất. Tín hiệu tích cực này sẽ giúp cho sản xuất trong ngành ô tô Nhật được khôi phục trở lại.

Trong khi đó, ở Malaysia, hơn 90% người lớn được tiêm chủng đầy đủ, mang đến luồng sinh khí mới cho hoạt động của nhà máy.

John Chia, người đứng đầu Nhà lắp ráp và kiểm tra chất bán dẫn của Malaysia Unisem cho hay: "Mặc dù 99% công nhân nhà máy của Unisem được tiêm phòng nhưng tất cả họ đều phải xét nghiệm hàng tuần. Với nhu cầu toàn cầu tăng cao, công ty hiện không thể đáp ứng kịp các đơn đặt hàng chất bán dẫn và đang xây dựng nhà máy thứ ba tại Thành Đô, Trung Quốc".

Để kiểm soát đại dịch, Malaysia giãn cách xã hội toàn quốc vào tháng 6. Unisem được lệnh tạm thời đóng cửa nhà máy Ipoh của mình vào tháng 9. Quyết định này cùng với việc ngừng hoạt động nhà máy tại STMicroelectronics, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng cung cấp chất bán dẫn, khiến các nhà sản xuất ô tô lớn buộc phải cắt giảm sản lượng.

Jean-Marc Chery, Giám đốc điều hành của STMicroelectronics có trụ sở tại Geneva, cho biết nhà máy của họ đã trải qua giai đoạn đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn và quay trở lại hoạt động với 100% công suất trong quý III.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Đào

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.