|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Công ty con của SCIC mua khớp lệnh 1 triệu cổ phiếu MBB

15:00 | 08/05/2022
Chia sẻ
Giao dịch được thực hiện trong thời gian 12/4 - 4/5 theo phương thức khớp lệnh.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Công ty TNHH một thành viên Đầu tư SCIC (SIC) vừa mua 1 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) với nhằm mục đích đầu tư tài chính.

Giao dịch được thực hiện trong thời gian 12/4 - 4/5, theo phương thức khớp lệnh. Ước tính giá cổ phiếu MBB trung bình trong giai đoạn này là 30.100 đồng/cp, SIC sẽ phải chi ra hơn 30 tỷ cho giao dịch trên.

Trước đó, SIC không sở hữu bất kì cổ phiếu nào tại MB. Trong khi người liên quan đến SIC tại MB là bà Vũ Thái Huyền, hiện giữ chức vụ thành viên HĐQT MB nắm giữ 78.341 đơn vị. SCIC là cổ đông lớn của MB, sở hữu hơn 356 triệu cổ phiếu tại ngân hàng.

Bà Vũ Thái Huyền đang là Thành viên Hội đồng Quản trị MB, đồng thời là đại diện phần vốn góp của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - chủ sở hữu của SIC.

SIC là công ty thuộc sở hữu của SCIC, hợp nhất báo cáo tài chính với SCIC, được SCIC cấp vốn điều lệ để hoạt động, được phân cấp trong quá trình đầu tư.

SIC có hai chức năng chính là đầu tư tài chính (thực hiện đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, mua bán sáp nhập) và đầu tư dự án. Mục tiêu của công ty, trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường và là công cụ hữu hiệu trong hoạt động đầu tư của Tổng công ty SCIC.

Trong một diễn biến khác, Quỹ đầu tư Japan Asia MB Capital (JAMBF) gần đây đã đăng ký bán 393.000 cổ phần sở hữu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) để giải thể quỹ.

Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 29/4 - 27/5 theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh. JAMBF đang là quỹ thuộc quản lý của MB Capital. Thành viên HĐQT MB, bà Nguyễn Thị Ngọc hiện là Chủ tịch HĐQT CTCP Quản lý Quỹ đầu tư MB - đơn vị quản lý JAMBF.

 Diễn biến giá cổ phiếu MBB. (Nguồn: TradingView).

Phương Nga

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.