|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Công ty con của SCIC dự chi hơn 42 tỉ đồng gom 1 triệu cổ phiếu FPT

07:02 | 03/04/2020
Chia sẻ
Đầu tư SCIC đăng kí mua vào 1 triệu cổ phiếu FPT cho mục đích đầu tư tài chính, dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 7/4 đển 6/5 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Sau khi rót vốn vào Vinamilk, công ty con của SCIC dự chi hơn 42 tỉ đồng gom 1 triệu cổ phiếu FPT - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu FPT trong 6 tháng trở lại đây. Nguồn: VNDirect.

Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) vừa đăng kí mua vào 1 triệu cổ phiếu FPT của Công ty Cổ phần FPT cho mục đích đầu tư tài chính. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 7/4 đển 6/5 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

SIC hiện chưa sở hữu cổ phần của FPT, nếu giao dịch diễn ra thành công, SIC sẽ chính thức trở thành cổ đông của FPT với tỉ lệ sở hữu 0,147%. Với giá cổ phiếu FPT trên thị trường hiện khoảng 42.300 đồng/cp, ước tính nhà đầu tư này phải chi hơn 42 tỉ đồng để hoàn tất giao dịch.

Trong tháng 2/2020, SIC cũng vừa mua vào 250.000 cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và trở thành cổ đông của Vinamilk với tỉ lệ sở hữu 0,014%. 

SIC là công ty đầu tư trực thuộc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). SCIC hiện cũng là cổ đông lớn của FPT với số lượng sở hữu trên 40 triệu cổ phần, tương đương 5,87% vốn điều lệ.

Bên cạnh đó, ông Lê Song Lai, Chủ tịch HĐQT của SIC, cũng đồng thời là thành viên HĐQT của FPT. Ông Lai hiện không nắm giữ cổ phần tại công ty.

Mới đây, FPT đã phân phối thành công gần 3,4 triệu cổ phiếu, tương đương 5% vốn điều lệ trước thời điểm phát hành, cho 138 cán bộ nhân viên, danh sách chi tiết không được công bố.

Vơi giá phát hành là 10.000 đồng/cp (tương đương 24,4% giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường), công ty thu về số tiền gần 34 tỉ đồng. Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của công ty tăng lên mức 6.818 tỉ đồng.

Theo qui chế phát hành, số cổ phiếu ESOP trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm, dự kiến sẽ được giao dịch từ ngày 26/3/2023.

Sơn Tùng

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.