|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Công trình chống ngập 10.000 tỷ ở TP HCM sắp hoàn thành

10:17 | 25/03/2022
Chia sẻ
Dự án chống ngập do triều, có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng được khởi công hồi giữa năm 2016 và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2019, song do vướng mắc, tới nay dự án vẫn chưa được đưa vào vận hành.

Chiều 24/3, tại buổi họp báo định kỳ của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP HCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị đã thông tin về tiến độ và các vướng mắc của dự án chống ngập do triều, có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.

Theo đó, Trưởng phòng Kế hoạch Đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP), ông Nguyễn Huy Bình cho biết, tới thời điểm hiện tại, dự án đang triển khai thi công và hoàn thành khoảng 90% khối lượng ở công trường. 

TP HCM quyết tâm hoàn thành dự án trong năm 2022 và năm 2023 sẽ hoàn tất các thủ tục quyết toán liên quan.

Công trình chống ngập 10.000 tỷ ở TP HCM sắp hoàn thành - Ảnh 1.

Ông Trần Như Quốc Bảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM trả lời các vấn đề liên quan đến dự án chống ngập do triều. (Ảnh: TTBC TP HCM).

Cũng tại buổi họp, theo Thanh niên, ông Trần Như Quốc Bảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM, cho biết dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). 

Trong nội dung hợp đồng, TP HCM sẽ thanh toán khoảng 16% giá trị hợp đồng bằng quỹ đất cho nhà đầu tư, 84% còn lại thanh toán bằng tiền mặt.

Về tiến độ dự án, ông Bảo cho hay dự án này đã kéo dài hơn so với thời gian dự kiến theo hợp đồng ký kết. Trước khi nhà đầu tư tạm ngưng thực hiện với lý do khách quan thì các đơn vị tư vấn, nhà đầu tư đã tính toán đến chất lượng công trình. 

Theo đánh giá của Ban Quản lý, dù công trình có tạm ngưng một thời gian nhưng chất lượng không ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư hiện nay không tăng so với hợp đồng ký kết.

Dự án ngăn triều được phê duyệt tại Quyết định số 5967/QĐ-UBND ngày 12/11/2015 của UBND TP HCM, mục tiêu góp phần giải quyết vấn đề ngập do triều cường trên địa bàn TP với diện tích khoảng 570 km2 và khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP HCM.

Dự án chống ngập do triều được khởi công hồi giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành sau 36 tháng thi công (tháng 6/2019) nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào vận hành. Dự án có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, do CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam làm nhà đầu tư.

Quy mô chính của dự án là đầu tư xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn gồm các cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định, các cống nhỏ và khoảng 6 km đê kè xung yếu khu vực sông Sài Gòn (trên cơ sở nâng cao trình của những vùng trũng thấp). 

Dự án này sau khi hoàn thành có thể điều tiết mực nước khoảng 1 - 1,2m để vừa chống ngập khi triều lên vừa góp phần cải tạo cảnh quan và môi trường nước trong khu vực dự án.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Trang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.