|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Khánh thành 'siêu cống' thủy lợi lớn nhất Việt Nam

09:25 | 06/03/2022
Chia sẻ
Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tại Kiên Giang là công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam. Giai đoạn 1 của dự án được khởi công xây dựng từ tháng 11/2019, có tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng.

Chiều 5/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành giai đoạn 1, Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, theo TTXVN.

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được coi là “siêu cống” lớn nhất Việt Nam, không chỉ phục vụ kiểm soát mặn 5 tỉnh bán đảo Cà Mau là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang và Kiên Giang, mà còn là điểm nhấn kiến trúc ở khu vực miền Tây.

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 được khởi công xây dựng từ tháng 11/2019, có tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng. 

Trong đó, cống Cái Lớn gồm 11 khoang cống và một âu thuyền rộng 15 m, tổng chiều rộng thông nước 455 m; cống Cái Bé gồm 2 khoang cống, một âu thuyền rộng 15 m, tổng chiều rộng thông nước 85 m.

Khánh thành 'siêu cống' thủy lợi lớn nhất Việt Nam  - Ảnh 1.

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tại Kiên Giang là công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: Thanh niên).

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo an toàn nguồn nước sinh hoạt và chủ động trong sản xuất ở khu vực thượng lưu cống; các địa phương trong vùng không phải triển khai đắp các đập tạm ven sông như hằng năm để phòng, chống xâm nhập mặn, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng.

Bên cạnh đó, khi hoàn thành toàn bộ dự án sẽ kiểm soát nguồn nước mặn, lợ, ngọt tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái: ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120 ha, trong đó vùng U Minh Thượng là 214.451 ha.

Công trình đưa vào vận hành sẽ kiểm soát ổn định các vùng kinh tế, như kiểm soát được độ mặn, ngọt phù hợp các mô hình sản xuất trong vùng dự án.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng cho biết đây là một trong những dự án quan trọng được thực hiện theo Nghị quyết số 120 của Chính phủ.

Dự án có hiệu quả trực tiếp, điều tiết nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên hơn 384.000 ha thuộc địa bàn 4 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu (trong đó, phần đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là gần 347 ha).

Quá trình xây dựng công trình hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt khi triển khai trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Đến nay, Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 đã được hoàn thành, đủ điều kiện đưa vào khai thác, sử dụng, đáp ứng lòng mong mỏi của Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết việc dự án được đưa vào vận hành, khai thác theo đúng tiến độ đề ra, có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thay đổi diện mạo, bộ mặt nông thôn, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp phát triển bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và các tỉnh vùng dự án nói riêng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của Nhân dân và tạo điểm nhấn kiến trúc ở miền Tây.

Phương Trang

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).