|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Công nhận và thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định EVIPA

11:33 | 18/06/2020
Chia sẻ
Với đa số ý kiến tán thành (95,03%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Theo đó, nghị quyết này qui định việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết chung thẩm về nghĩa vụ tài chính do cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư ban hành theo qui định tại Mục B Chương 3 của Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu được kí ngày 30/6/2019.

Phán quyết được ban hành trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực hoặc trong một thời gian dài hơn theo quyết định của Ủy ban thành lập theo Điều 4.1 của Hiệp định đối với bị đơn là Việt Nam được coi như phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Công nhận và thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định EVIPA - Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 18/6. (Nguồn: Quochoi.vn).

Theo đó, Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng qui định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài phù hợp với Công ước về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, làm tại New York, ngày 10/6/1958 để xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận Phán quyết đối với bị đơn là Việt Nam.

Phán quyết được ban hành sau thời hạn qui định tại khoản 1 Điều này đối với bị đơn là Việt Nam được công nhận như bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam. 

TAND tỉnh, TP trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành Phán quyết có tài sản ra quyết định công nhận, cho thi hành Phán quyết trên lãnh thổ Việt Nam khi người được thi hành Phán quyết có đơn yêu cầu.

Kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Phán quyết được ban hành đối với bị đơn là Liên minh Châu Âu hoặc nước thành viên Liên minh Châu Âu được công nhận như bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam. 

TAND tỉnh, TP trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành Phán quyết có tài sản ra quyết định công nhận, cho thi hành Phán quyết trên lãnh thổ Việt Nam khi người được thi hành Phán quyết có đơn yêu cầu.

Nghị quyết nêu rõ, Phán quyết theo qui định tại Điều này được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày Hiệp định có hiệu lực. 

Việc chính thức kí hai Hiệp định quan trọng là Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định EVIPA đã góp phần mở rộng hợp tác toàn diện và mạnh mẽ của Việt Nam và EU, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp hai bên.

Mai Anh