|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tăng 50% từ đầu năm, PYN Elite Fund không còn là cổ đông lớn tại Nhà Đà Nẵng

11:17 | 04/05/2018
Chia sẻ
Cổ phiếu NDN của Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng tăng 50% từ đầu năm. Quỹ ngoại PYN Elite Fund thực hiện thoái vốn và không còn là cổ đông lớn tại đây kể từ cuối tháng 4.
co phieu tang 50 tu dau nam pyn elite fund khong con la co dong lon tai nha da nang Sau khi trở thành cổ đông lớn, Pyn Elite Fund tiếp tục gom thành công gần 1 triệu cổ phiếu AAA
co phieu tang 50 tu dau nam pyn elite fund khong con la co dong lon tai nha da nang Giám đốc PYN Elite Fund: TPBank không cố gắng làm mọi thứ mà biết chọn lọc sử dụng nguồn lực

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), quỹ ngoại PYN Elite Fund (Non - Ucits) thực hiện bán ra gần 880.000 cổ phiếu NDN của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng. Qua đó, quỹ này chỉ còn nắm giữ gần 1,5 triệu cổ phiếu NDN, tướng ứng tỷ lệ vốn giảm từ 5,95% xuống 3,73% và không còn là cổ đông lớn.

Ngày thực hiện không còn là cổ đông lớn vào 26/4 vừa qua. Ước tính số tiền mà PYN Elite Fund thu về cho đợt bán này vào khoảng 14 tỷ đồng.

Trước giao dịch trên, quỹ này từng bán hơn 1 triệu cổ phiếu NDN cũng trong thang 4. Tháng 9/2015, PYN Elite Fund đã mua vào gần 840.000 cổ phiếu NDN và mua thêm khoảng 1,6 triệu cổ phiếu vào tháng 2,3/2016.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/5, cổ phiếu NDN đạt 16.500 đồng/cp. Giá trị vốn hóa thị trường hơn 650 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2018 đến nay, cổ phiếu này tăng khoảng 50%.

co phieu tang 50 tu dau nam pyn elite fund khong con la co dong lon tai nha da nang
Diễn biến giá cổ phiếu NDN tính từ đầu năm 2018 đến nay (Nguồn: VNDirect)

Quý I/2018, Nhà Đà Nẵng đạt doanh thu thuần hơn 66,4 tỷ đồng, tăng 83% so với quý I/2017. Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng khoảng 2,5 lần lên 13,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gần 27,9 tỷ đồng, tăng 130% so với cùng kỳ năm trước.

Minh Đăng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.