Cổ phiếu tâm điểm ngày 21/4: SBT, KBC, DCM, PLC
SBT - Tích cực
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Phân tích:
SBT là một cổ phiếu Largecap đang nằm trong xu hướng hồi phục từ ngưỡng đáy 12. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên trong các phiên giao dịch gần nhất đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá tích cực của cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu cũng đã sắp vượt dải mây Ichimoku, báo hiệu xu hướng tăng giá trung hạn đang dần hình thành. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mạnh của cổ phiếu là 13 và 18.
KBC - Tích cực
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Phân tích:
KBC là một trong những cổ phiếu largecap đang ở trong xu hướng hồi phục sau khi tạo mô hình hai đáy tại vùng giá 10 - 11. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá tích cực của cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của KBC lần lượt nằm tại mốc 10 và 11. Ngưỡng kháng cự tại mức giá 14.
PLC – Mô hình hai đáy trung hạn
CTCP Chứng khoán FPT (FTS)
Điểm nhấn kĩ thuật:
- Ngưỡng kháng cự ngắn hạn: 14,65
- Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn: 12,44
- Xu hướng ngắn hạn (5-10 ngày): Tăng
- Ngưỡng kháng cự trung hạn: 17
- Ngưỡng hỗ trợ trung hạn: 11
- Xu hướng trung hạn (1-3 tháng): Tăng
Phân tích:
Đồ thị giá của PLC vượt mức kháng cự 12,6 và xác nhận mô hình hai đáy trung hạn. Tuy nhiên, đồ thị giá đang tiến về gần mức kháng cự mạnh trong ngắn hạn 14,65 cho nên các nhà đầu tư chỉ nên tăng tỉ trọng hoặc mua mới khi giá vượt hoàn toàn mức kháng cự này.
Điểm tích cực là đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh và xu hướng ngắn hạn duy trì ở mức tăng cho thấy xu hướng tăng đang bền vững và nếu vượt được mức kháng cự này thì đồ thị giá có thể hướng về mức 17.
DCM - Tăng giá
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng giá ngắn hạn
- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ dương, MACD nằm trên đường tín hiệu.
- Chỉ báo RSI: vùng trung lập, xu hướng tăng.
Phân tích:
DCM đang nằm trong xu hướng hồi phục sau khi tạo mô hình hai đáy tại vùng giá 5 - 5,5. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với nhịp tăng giá của cổ phiếu. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu tích cực.
Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. DCM nhiều khả năng kiểm tra lại vùng kháng cự 8 - 9 trong các phiên giao dịch tới.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.