|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm ngày 2/8: KDH, DXG, HDG, PVC

19:48 | 01/08/2019
Chia sẻ
Nhận định kỹ thuật về một số cổ phiếu tâm điểm được các công ty chứng khoán đưa ra gồm KDH, DXG, HDG, PVC.

KDH - Bứt phá

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tăng giá

- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ âm, MACD cắt lên đường tín hiệu

- Chỉ báo RSI: Vùng trung lập, RSI phá kênh Bollinger trên. - Đường MA: 3 đường MA nằm trong xu hướng giảm.

Phân tích:

Cổ phiếu KDH đang nằm trong xu hướng hồi phục sau khi chạm ngưỡng đáy 21,6. Thanh khoản tăng mạnh đồng thuận với nhịp tăng của bước giá trong hai phiên gần nhất và đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đang có dấu hiệu cắt lên dải mây ichimoku, báo hiệu xu hướng tăng trong trung hạn cũng đang dần được xác lập. Như vậy, KDH có thể kiểm tra lại vùng kháng cự 24,5-25 trong các phiên giao dịch tới.

kdh

Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu KDH

DXG - Đối diện với khả năng giảm sâu

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng giảm trung hạn chi phối biến động DXG. Thanh khoản tiếp tục co hẹp theo chiều giá xuống.

- Đồ thị cổ phiếu đánh mất trạng thái cân bằng của nền giá thấp quanh mức 18.000 – 19.300 đồng.

- MACD chớm giao cắt báo bán và RSI lao dốc về ngưỡng giá 30 từ vùng trung tính.

- Mục tiêu giảm ngắn hạn được xác định tại ngưỡng giá 15.500 đồng, tương ứng với đường biên dưới của kênh xu hướng giảm

Phân tích:

Chốt phiên 31/7, một nến Bearish Marubozu đã phá vỡ nền hỗ trợ giá 18.000 đồng , để ngỏ khả năng đà giảm trước đó của cổ phiếu sẽ còn tái diễn. Chỉ báo MACD cũng mới chớm ghi nhận tín hiệu giao cắt báo bán với đường tín hiệu, RSI đánh mất trạng thái trung lập và đang giảm sâu hướng về ngưỡng giá trị 30. Mục tiêu giảm giá ngắn hạn của cổ phiếu có thể là giai đoạn cuối cùng của pha giảm trung hạn hiện tại, đưa cổ phiếu lùi sâu về mốc 15.500 đồng.

dxg

Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu DXG

HDG - Kỳ vọng tạo lập các mốc cao mới

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Dấu hiệu hoàn thiện của mô hình Cup & Handle trên đồ thị tuần để ngỏ khả năng tiếp diễn chiều giá lên.

- Cổ phiếu đang dao động trong vùng giá cao 52 tuần. Lực cầu chủ động hấp thụ tốt áp lực chốt lời và giúp cổ phiếu trụ vững trên nền giá cao mới.

- RSI duy trì xu hướng tăng và dao động trên ngưỡng trung bình. OVB cũng biểu hiện sự tích lũy của dòng tiền tích cực đang dẫn dắt xu hướng.

- Mục tiêu nối dài cho đà tăng ngắn hạn được nâng lên mức giá 40.000 đồng, tương ứng với đường biên trên của kênh tăng giá dài hạn sẵn có.

Phân tích:

Phiên 31/7 ghi nhận nến đảo chiều tích cực. Khối lượng khớp lệnh mặc dù không lớn nhưng báo hiệu cung giá cao đã được hấp thụ tốt và cổ phiếu có thể sẽ sớm quay lại chiều đi lên. Phương diện chỉ báo cũng khá tích cực khi RSI duy trì dao động phía trên mốc 50. OVB cũng cho thấy lực cầu tích tụ đang dẫn dắt dắt xu hướng.

Dựa trên mức độ phản ứng thường xuyên với Fibonacci mở rộng 100% trong các pha tăng của xu hướng dài hạn , mục tiêu kế tiếp của HDG là vùng giá 40.000 đồng.

hdg

Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu HDG

PVC - Mô hình đảo chiều

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Ngưỡng kháng cự ngắn hạn: 8

- Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn: 7,2

- Xu hướng ngắn hạn (5-10 ngày): Tăng

- Ngưỡng kháng cự trung hạn: 8,5

- Xu hướng trung hạn (1-3 tháng): Tăng

Phân tích:

Đồ thị giá của PVC đang duy trì xu hướng tăng trung hạn và đang dần hình thành mô hình đảo chiều. Đồng thời, điểm tăng trưởng của PVC ở mức 80 điểm cho thấy xu hướng trung hạn cũng đang khả quan hơn. Do đó, cổ phiếu này phù hợp với các nhà đầu tư lướt sóng và theo dõi với điểm nhấn đầu tư ngắn hạn là câu chuyện thoái vốn trong năm 2019.

pvc

Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu PVC

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ánh Hường

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.