Cổ phiếu tâm điểm ngày 16/4: LPB, DPM, NKG
LPB - Chất lượng tài sản năm 2020 được cải thiện
CTCP Chứng khoán SSI
Phân tích:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2020, trong đó tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 7,8 nghìn tỷ đồng (tăng 19,4% so với kết quả thực hiện năm 2019) và 2,4 nghìn tỷ đồng (tăng 19%).
Bộ phận phân tích của Chứng khoán SSI (SSI Research) đánh giá, trong năm 2020, chất lượng tài sản của LPB đã cải thiện.
Cụ thể, trong quý II/2020, LPB đã xử lý 184 tỷ đồng số dư trái phiếu VAMC ròng, tương đương 0,13% tổng dư nợ. Do đó, tỷ lệ nợ xấu kết hợp giảm từ 1,57% xuống 1,43%. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu bao gồm trái phiếu VAMC cũng tăng lên gần 90%, từ mức 77,7% trong năm 2019.
Mặt khác, tổng dư nợ cho vay đối với các ngành có rủi ro bao gồm bất động sản và xây dựng giảm từ 30,2% trong năm 2019 xuống 19% trong năm 2020.
NKG - Xu hướng tăng
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng giá.
- Chỉ báo xu hướng MACD: Xuất hiện Golden Cross.
- Chỉ báo RSI: RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua
- Đường MA: EMA12 ở trên EMA26.
Phân tích:
NKG đang vừa có dấu hiệu bứt phá khỏi ngưỡng tích lũy ngắn hạn 22. Thanh khoản cổ phiếu nằm trên ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, đồng thuận với nhịp tăng giá cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu nằm trên dải mây Ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn.
DPM - Hưởng lợi từ nhu cầu phân bón hồi phục, giá phân urê tăng mạnh
CTCP Chứng khoán FPT (FTS)
Phân tích:
Trong báo cáo cập nhật của Chứng khoán FPT, sản xuất nông nghiệp trong nước phục hồi, nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2021 dự kiến đạt 10,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2020.
Bên cạnh đó, giá phân urê dự báo duy trì ở mức cao trong năm 2021, kỳ vọng thúc đẩy doanh thu mảng phân bón của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phũ Mỹ - DPM) tăng trưởng tích cực. FPTS dự phóng doanh thu thuần của DPM đạt 8.772 tỷ đồng năm 2021, tức tăng 11,5% so với kết quả năm 2020.
Ngoài ra, sự cố gián đoạn sản xuất trong 80 ngày năm 2019 gây thiệt hại cho DPM đã được PVI chấp nhận chi trả 200 tỷ đồng. Năm 2020, DPM đã ghi nhận một khoản 80 tỷ đồng và dự kiến ghi nhận 120 tỷ đồng còn lại trong năm 2021.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.