|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm ngày 14/10: MSN, STK, PTB

22:04 | 13/10/2020
Chia sẻ
Nhận định về một số cổ phiếu tâm điểm được các công ty chứng khoán đưa ra gồm MSN, STK, PTB.
Cổ phiếu tâm điểm ngày 14/10: MSN, STK, PTB - Ảnh 1.

Ảnh: Ánh Hường

MSN – Rủi ro trung hạn gia tăng

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Điểm nhấn kĩ thuật:

- Kháng cự ngắn hạn 75

- Hỗ trợ ngắn hạn 64,09

- Xu hướng ngắn hạn tăng

- Kháng cự trung hạn 81

- Hỗ trợ trung hạn 60,37

- Xu hướng trung hạn tăng

Phân tích:

Diễn biến tăng giá của MSN diễn ra khá nhanh với 7 phiên tăng điểm liên tiếp và khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức khối lượng trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá đang trong chu tăng giá mạnh và hướng đến vùng cao nhất là 75. 

Tuy nhiên, rủi ro trung hạn có dấu hiệu gia tăng dần. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên nắm giữ hoặc xem xét chốt lời một phần khi giá tiệm cận vùng 75 và không mua mới ở vùng giá hiện tại.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 14/10: MSN, STK, PTB - Ảnh 2.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu MSN

STK - Tín hiệu tích cực 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Điểm nhấn kĩ thuật: 

- Xu hướng hiện tại: Tích lũy. 

- Chỉ báo xu hướng MACD: Xuất hiện Golden Cross. 

- Chỉ báo RSI: Tăng dần trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua. 

- Đường MA: EMA12 ở trên EMA26. 

Phân tích:

STK vẫn đang ở trong trạng thái đi ngang tích lũy tại khu vực xung quanh 15,5 trong một tháng trở lại đây. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định. 

Các chỉ báo xu hướng hiện đang nghiêng về chiều hướng tích cực. Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nên đây có thể là tín hiệu khởi đầu cho một giai đoạn tăng trong ngắn hạn. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của STK nằm tại xung quanh giá 15,5.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 14/10: MSN, STK, PTB - Ảnh 3.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu STK

PTB - Đồ nội thất gỗ xuất khẩu tăng vọt nhờ nhu cầu của thị trường Mỹ

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Doanh nghiệp có tiềm năng mạnh mẽ để tiếp tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Mỹ và EU. Mảng kinh doanh đá có thể là một câu chuyện trung hạn hơn. 

Doanh thu đồ gỗ 9 tháng đầu năm 2020 là 2.000 tỉ đồng (86 triệu USD), tăng 33,6% so với cùng kì và đạt 74% kế hoạch cả năm của doanh nghiệp. Các lô hàng xuất sang Mỹ thúc đẩy đà tăng trưởng, trong khi xuất khẩu sang EU vẫn ổn định. 

Số đơn đặt hàng của các nhà máy sản xuất đồ nội thất đã lấp đầy công suất trong năm 2020 và nhà máy Thắng Lợi cũng đã có đơn đặt hàng cho quí I/2021. Do đó, các nhà máy gỗ của PTB hiện đang hoạt động hết công suất hoặc sẽ hết công suất vào cuối năm nay.

Rủi ro hoạt động tiềm ẩn đến từ khả năng mở rộng thị trường, biến động giá nguyên liệu, thiếu lao động và — đặc biệt — thuế quan tiềm tàng ở thị trường Mỹ. Những rủi ro này có thể dẫn đến khoản chiết khấu P/E 19% so với mức trung bình 5 năm là 8,4x. 

Bên cạnh đó, những năm gần các hệ số thể hiện hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp đang trong xu hướng giảm, vì doanh nghiệp đã tăng vốn và nợ để tăng công suất các nhà máy. 

Do đó, nếu ban lãnh đạo có thể tăng mức sinh lợi từ vốn đầu tư (khi các nhà máy mới đi vào hoạt động) một cách bền vững, thì có thể tạo chất xúc tác để đánh giá lại giá cổ phiếu.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ánh Hường

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.