Cổ phiếu tâm điểm 2/12: CTG, DGC, DGW, BMP
DGC, DGW - Xuất hiện tín hiệu mua
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Phân tích:
Chỉ số danh mục đầu tư của Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YS30) đóng cửa phiên 30/11 tăng 1,7% với khối lượng giao dịch giảm dưới mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 phiên và vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục biến động quanh đường trung bình 20 phiên trong vài phiên tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tăng.
Hệ thống chỉ báo xu hướng của chúng tôi xuất hiện tín hiệu mua hai cổ phiếu DGC và DGW cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua hai cổ phiếu này và có thể tăng tỷ trọng các cổ phiếu còn lại trong danh mục theo tỷ trọng mà nhóm phân tích đã tính toán cho kỳ cơ cấu danh mục cổ phiếu YS30.
BMP - Tích lũy ngắn hạn
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Phân tích:
Stock Rating của BMP ở mức 90 điểm cho mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá BMP đóng cửa phiên 30/11 tăng 7% và đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 và 50 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá của BMP vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục còn biến động quanh các đường trung bình 20 và 50 phiên. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của BMP cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Chứng khoán Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
CTG - Chất lượng tài sản được nâng cao và vẫn duy trì chính sách trích lập chủ động
CTCP Chứng khoán MB (MBS)
Phân tích:
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của CTG vẫn đang trong xu hướng tăng kể từ cuối năm 2021 đến cuối quý III/2022 nhưng vẫn đang ở mức thấp hơn so với thời điểm đỉnh của dịch COVID-19 quý III/2021. Tỷ lệ nợ nhóm 2 vẫn đang trong xu hướng gia tăng kể từ quý III/2021.
Tại cuối quý III/2022, tỷ lệ nợ nhóm 2 đạt 1,8%, so với mức 1,05% tại cuối năm 2021 và 0,45% tại cuối quý III/2021. Điều này cho thấy các khoản nợ tái cơ cấu vẫn đang được xử lý theo lộ trình và sẽ được đưa về nợ đủ tiêu chuẩn trong những quý tiếp theo.
Điểm nhấn trong việc quản trị rủi ro của CTG đến từ chính sách trích lập dự phòng rất chủ động trong bối cảnh tỷ lệ nợ dưới chuẩn của ngân hàng vẫn đang trong xu hướng gia tăng. Tại cuối quý III/2021, tỷ lệ LLR của CTG đạt 118,6% khi nợ dưới chuẩn của CTG đạt 2,12%; tỷ lệ này đã tăng lên mức 222,4% tại cuối quý III/2022 (đứng thứ 2 toàn ngành, chỉ sau VCB) khi tỷ lệ nợ dưới chuẩn của CTG đạt 3,22%.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.