|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại mua ròng hơn 1.100 tỷ đồng phiên đầu tháng 12, tâm điểm VHM, STB, MSN

16:30 | 01/12/2022
Chia sẻ
Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng gần 1.017 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 32,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Áp lực bán dâng cao về cuối phiên khiến thị trường không còn giữ được xung lực tăng, sắc đỏ chi phối đã khiến VN-Index tạm ngắt chuỗi tăng điểm 5 phiên liên tục. Khởi sắc hơn, HNX-Index và UPCoM-Index vẫn giữ được sắc xanh dù đà tăng đã hạ nhiệt đáng kể.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.036,28 điểm, giảm 12,14 điểm tương ứng 1,16% với thanh khoản cao tương đương với giá trị đầu năm 2022, điều này cho thấy dòng tiền trên thị trường đã bắt đầu giao dịch khá nhộn nhịp.

Chỉ số chính sàn HOSE đóng cửa ở mốc gần như thấp nhất phiên, lực bán xuất hiện mạnh dần vào cuối phiên chiều cho thấy áp lực chốt lời hàng bắt đáy khá rõ nét. Điểm sáng là dòng tiền khối ngoại vẫn duy trì mua ròng với quy mô hơn 1.000 tỷ đồng.

Theo dự báo trước đó của công ty chứng khoán, điều chỉnh xen kẽ là cần thiết để hồi phục bền vững hơn, dự kiến khu vực 1.000 - 1.020 sẽ là vùng xem xét trading cổ phiếu hoặc theo dõi câu chuyện riêng lẻ từng cổ phiếu để có điểm giao dịch phù hợp.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng gần 1.017 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 32,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VHM của Vinhomes dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 211,2 tỷ đồng.

Theo sau là STB được mua ròng gần 145,7 tỷ đồng và MSN (105,8 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở VIC (101,6 tỷ đồng), HPG (83,2 tỷ đồng), FUEVFVND (73,1 tỷ đồng), KDH (53,1 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 50 tỷ đồng là SSI (41,5 tỷ đồng), VNM (30,4 tỷ đồng) và SBT (29,3 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều bán, cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 55,7 tỷ đồng.

Theo sau đó là CTG bị bán ròng gần 38,6 tỷ đồng, GAS (27,4 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 20 tỷ đồng như GEX (15,7 tỷ đồng), SAB (14,7 tỷ đồng), NT2 (10,6 tỷ đồng), BCG (8,1 tỷ đồng), VHC (7,9 tỷ đồng), HDB (7,7 tỷ đồng) và PC1 (7,6 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục xu hướng gom ròng phiên thứ 20 liên tiếp với quy mô gần 32,1 tỷ đồng, tương đương hơn 1,5 triệu đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng gần 11,4 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp lực cầu tìm đến IDC (8,4 tỷ đồng), PVI (3,5 tỷ đồng), TNG (2,9 tỷ đồng), CEO (2,7 tỷ đồng), SHS (2,3 tỷ đồng) và những giao dịch dưới 1 tỷ đồng như NVB (615 triệu đồng), HBS (359 triệu đồng), IDJ (302 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại xả ròng mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như PVC (427 triệu đồng), THD (356 triệu đồng), EID (91 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng với quy mô gần 54,1 tỷ đồng, tương đương 890.216 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam dẫn đầu với quy mô hơn 47,2 tỷ đồng. Theo sau là MCH (3,7 tỷ đồng), BSR (3,6 tỷ đồng), VEA (1,9 tỷ đồng), QNS (1,2 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như OIL (584 triệu đồng), SIP (363 triệu đồng), CSI (267 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng mạnh nhất gần 3,7 tỷ đồng ở cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel, sau đó giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở những mã như BDT (664 triệu đồng), ICN (589 triệu đồng), LTG (214 triệu đồng), ...

Linh Chi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.