|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhóm bluechip ngân hàng bị chốt lời mạnh, BID giảm hơn 5%

16:00 | 01/12/2022
Chia sẻ
Cổ phiếu BID dẫn đầu danh mục giảm giá và mất 5,1% giá trị xuống 39.000 đồng/cp. Hai cổ phiếu ngân hàng quốc doanh khác cũng đè nặng lên thị trường là CTG (-4%) và VCB (-1,2%).

Mở cửa phiên đầu tháng 12, thị trường vẫn cho thấy đà tăng vững chắc khi thanh khoản cải thiện đáng kể, lực mua mạnh giúp chỉ số tiến lên vùng 1.060 điểm. Tuy nhiên, sau 14h, áp lực bán xuất hiện và dâng cao khiến VN-Index giảm 12 điểm, chấm dứt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp.

Đầu phiên, cổ phiếu ngân hàng vẫn là nhóm trụ đỡ chính cho chỉ số và có thời điểm tăng giá với biên độ rộng. Cùng với xu hướng chung thị trường, áp lực chốt lời diễn ra tại bluechip khiến cổ phiếu nhà băng đảo chiều giảm và lấy đi 2,85 điểm của VN-Index.

Tuy nhiên, độ rộng toàn ngành vẫn nghiêng về bên mua với 17 mã tăng giá. Đa phần các mã đều hạ độ cao về cuối phiên nhưng vẫn nhiều cổ phiếu vẫn ghi nhận biên độ rộng như TCB (5,8%) và SHB (5,4%). Đã có thời điểm hai mã này tăng kịch trần cùng khối lượng đột biến, tương ứng 16,5 triệu đơn vị và 54 triệu đơn vị.

Một số cổ phiếu vốn hoá lớn khác giữ được sắc xanh đến hết phiên như MSB (2,7%), HDB (2,6%), MBB (2,3%) và ACB (1,8%).

Xu hướng đối lập, các đại diện trên sàn HOSE chiếm trọn danh mục giảm điểm. Trong đó, cổ phiếu BID giảm mạnh 5,1% xuống 39.000 đồng/cp sau nhịp hồi phục 45% từ đáy gần nhất. Hai cổ phiếu ngân hàng quốc doanh khác cũng đè nặng lên thị trường là CTG (-4%) và VCB (-1,2%).

Cổ phiếu của các ngân hàng quốc doanh trở thành lực cản chính của thị trường trong phiên 1/12. (Ảnh: Thu Thảo).

Bên cạnh đó, cổ phiếu STB cũng gây chú ý khi quay đầy giảm tới 2,5%. Giữa phiên, mã này đã tăng tới 5% khi dòng tiền liên tục đổ vào nâng giá cổ phiếu. 

Giá trị khớp lệnh nhóm ngân hàng tăng gấp đôi so với phiên trước, lên tới 4.550 tỷ đồng, đánh dấu mức thanh khoản cao nhất từ kể từ đợt giảm từ đầu tháng 4. Trong đó, cổ phiếu SHB dẫn đầu khối lượng giao dịch với 54 triệu đơn vị khớp lệnh, cao gấp 3 mức trung bình 10 phiên.

Trong khi nhà đầu tư trong nước chốt lời, khối ngoại tiếp tục mua ròng nhóm này với quy mô 131 tỷ đồng. Cổ phiếu STB tiếp tục là tâm điểm với giá trị gần 150 tỷ đồng trong khi các mã khác ghi nhận khối lượng mua ròng không đáng kể. 

 

Bảo Ngọc

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.