|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Vốn hóa toàn ngành vượt 1 triệu tỉ đồng

20:35 | 11/10/2020
Chia sẻ
Tuần giao dịch vừa qua chứng kiến 15/20 mã ngân hàng tăng giá với thanh khoản đạt gần 549 triệu cổ phiếu. Kết thúc tuần, vốn hóa toàn ngành dừng ở hơn 1,001 triệu tỉ đồng, tăng 17.208 tỉ đồng so với tuần trước.

Vốn hóa ngành ngân hàng vượt 1 triệu tỉ đồng

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua (5/10 - 9/10), giá trị vốn hóa của 20 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UPCoM dừng ở hơn 1,001 triệu tỉ đồng, tăng 17.208 tỉ đồng so với mức chốt tuần trước, tương ứng tăng 1,7%. 

Sự gia tăng vốn hóa đến từ diễn biến giá tích cực của hầu hết các mã trong ngành. Bên cạnh đó, gần 500 triệu cổ phiếu ACB được niêm yết bổ sung từ 5/10 giúp vốn hóa ngân hàng này tăng lên gần 50.800 tỉ đồng, vượt MB trở thành nhà băng lớn thứ 6 về giá trị thị trường.

Ngoài ra, việc Ngân hàng Nam Á đưa hơn 389 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 9/10 cũng là yếu tố hỗ trợ vốn hóa ngành ngân hàng tăng mạnh trong tuần qua.

Đóng cửa ngày 9/10, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường, ở mức 314.513 tỉ đồng và bỏ xa hai ngân hàng đứng kế sau là BIDV (vốn hóa 162.288 tỉ đồng) và VietinBank (vốn hóa 102.952 tỉ đồng).

Ngược lại, Viet Capital Bank, NCB và Kienlongbank là ba ngân hàng có vốn hóa thấp nhất ngành, lần lượt ở mức 3.949 tỉ đồng, 3.855 tỉ đồng và 3.71 tỉ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VIB quán quân tăng giá, STB dẫn đầu thanh khoản - Ảnh 1.

Vốn hóa 20 ngân hàng chốt ngày 9/10. (Nguồn: QT tổng hợp)

NAB dẫn dầu tăng giá

Tiếp nối xu hướng các tuần trước, số lượng cổ phiếu ngân hàng tăng giá vẫn chiếm áp đảo với 15/20 mã. 

Trong đó, NAB của Nam A Bank là cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành (+18,5%) với một phiên giao dịch duy nhất. NAB chính thức được giao dịch tại UPCoM từ ngày 9/10 với giá tham chiếu 13.500 đồng/cp và đã có lúc thị giá tăng hơn 25% chạm mức 17.000 đồng/cp.

Ngoài NAB, VIB ghi nhận mức tăng 12,2%, đánh đấu tuần tăng giá thứ tư liên tiếp của cổ phiếu này. Tính từ cuối tháng 3, thị giá VIB đã tăng tổng cộng 150% và là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành ngân hàng.

Bên cạnh đó, một loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng ghi nhận mức tăng giá tốt như KLB (+9,9%), BVB (+9,3%), CTG (+2,6%), ACB (2,2%) và HDB (+2,1%),...

Ngược lại, chỉ có 4 mã ngân hàng giảm giá trong tuần gồm TCB (-5,3%), LPB (-1,7%), VPB (-1,1%) và BIB (-0,7%). Mã đứng giá duy nhất là VBB.

Xu hướng tăng giá của nhiều cổ phiếu ngân hàng được nối dài trong bối cảnh thị trường chung tiếp tục duy trì được đà hưng phấn. 

Kết thúc tuần, VN-Index tăng 14,09 điểm (+1,55%), lên 924 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 5,4% lên 38.883 tỉ đồng, khối lượng tăng 12,4% lên 2.335 triệu cổ phiếu.

HNX-Index tăng 2 điểm (+1,48%), lên 136,91 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 19,4% lên 5.334 tỉ đồng, khối lượng tăng 20,5% lên 390 triệu cổ phiếu.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VIB quán quân tăng giá, STB dẫn đầu thanh khoản - Ảnh 2.

Biến động giá 20 mã ngân hàng trong tuần 5/10 - 9/10. (Nguồn: QT tổng hợp)

ACB và STB khuấy động hai sàn với thanh khoản "khủng"

Tuần qua có tổng cộng gần 549 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 11.470 tỉ đồng, tăng 6,1% về khối lượng và tăng gần 12,8% về giá trị so với tuần trước. Thanh khoản toàn ngành tiếp tục ở mức cao nhờ sự hỗ trợ từ cổ phiếu STB và ACB.

Trong đó, ACB gây chú ý với khối lượng giao dịch đạt hơn 104,5 triệu đơn vị, gấp hơn 2 lần với tuần trước. 

Thanh khoản ACB tăng đột biến chủ yếu đến từ sự bùng nổ trong phiên giao dịch sáng 9/10 với khối lượng đạt 45,7 triệu đơn vị. Trong đó, gần 40 triệu cổ phiếu được thỏa thuận ở giá 24.000 đồng/cp, tương ứng giá trị 959 tỉ đồng, đây là giao dịch nội khối của nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ACB, STB tiếp tục sở hữu khối lượng giao dịch "khủng" với hơn 103 triệu đơn vị. Đáng chú ý, phần lớn lượng cổ phiếu STB được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn (chiếm hơn 99%).

Mặt khác, ACB cũng là mã có giá trị giao dịch cao nhất ngành với hơn 2.478 tỉ đồng tỉ đồng. STB, TCB và CTG đứng kế sau với giá trị giao dịch đạt lần lượt 1.424 tỉ đồng, 1.316 tỉ đồng và 1.018 tỉ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VIB quán quân tăng giá, STB dẫn đầu thanh khoản - Ảnh 3.

Khối lượng giao dịch 20 mã ngân hàng trong tuần giao dịch 5/10 - 9/10 (Nguồn: QT tổng hợp)

Thanh khoản VIB và ACB tăng mạnh

Tuần qua ghi nhận sự sụt giảm thanh khoản của 11/20 mã ngân hàng. Trong đó, khối lượng giao dịch của VBB chỉ đạt hơn 6.500 đơn vị, giảm 67%.

Ngoài VBB, thanh khoản của ba mã ngân hàng khác cũng giảm trên 20% gồm LPB (-42,3%), HDB (-34,8%) và VPB (-29,1%).

Ngược lại, có 8 mã ngân hàng tăng thanh khoản trong tuần. Trong đó, khối lượng giao dịch của VIB tăng 129,3% với gần 31,4 triệu đơn vị. 

Bên cạnh VIB, thanh khoản của ACB, TPB, TCB và VCB cũng tăng mạnh trong tuần qua.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VIB quán quân tăng giá, STB dẫn đầu thanh khoản - Ảnh 4.

Thay đổi khối lượng giao dịch cổ phiếu trong tuần qua, đvt: cổ phiếu. (Nguồn: QT tổng hợp)

Hai quĩ của Dragon Capital đã bán ra 40 triệu cp ACB?

Xét về phương thức giao dịch, tuần qua có hơn 459,4 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 9.287 tỉ đồng, chiếm gần 84% về khối lượng và 81% về giá trị.

Hơn 89,5 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt 2.183 tỉ đồng. Trong đó, ACB có khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất ngành với hơn 40,3 triệu đơn vị.

Phần lớn cổ phiếu lượng cổ phiếu ACB được giao dịch thỏa thuận trong sáng 9/10 với 40 triệu đơn vị tại giá 24.000 đồng/cp. Trước đó, hai quĩ của Dragon Capital là Asia Reach Investments Limited và First Burns Investments Limited đăng kí bán ra lần lượt 13,7 triệu cổ phiếu và 32,9 triệu cổ phiếu. Thời gian giao dịch từ 9/10 đến 6/11, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Ngoài ACB,  giao dịch thỏa thuận cũng diễn ra "sôi động" tại nhiều mã khác như MBB (gần 9,5 triệu cp), VIB (hơn 8,2 triệu cp), TCB (hơn 7,5 triệu cp);...

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VIB quán quân tăng giá, STB dẫn đầu thanh khoản - Ảnh 5.

Khối lượng giao dịch cổ phiếu ngân hàng. (Nguồn: QT tổng hợp)

Quốc Thụy

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.