|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế, thanh khoản VCB tăng đột biến

07:34 | 30/04/2022
Chia sẻ
Tuần giao dịch vừa qua (25 - 29/4), 18/27 mã cổ phiếu ngân hàng giảm giá. Khối lượng giao dịch của VCB tăng vọt lên hơn 37 triệu đơn vị, cao gấp 3,5 lần tuần trước đó.

(Ảnh minh họa: VCB).

18/27 mã giảm giá, thanh khoản VCB tăng vọt

VN-Index khép lại phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 tăng 15 điểm, tiến gần tới ngưỡng 1.370 điểm, với diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, tính chung trong cả tuần vừa qua (25 - 29/4), sắc đó vẫn chiếm chủ đạo trên nhóm cổ phiếu này với 18/27 mã giảm giá, 8 mã tăng và một mã đứng tham chiếu.

Trong đó, cổ phiếu PGB giảm mạnh nhất (-6%), xuống còn 28.600 đồng/cp. Đây cũng là vùng giá thấp nhất của cổ phiếu này từ đầu năm đến nay. Xếp sau đó là EIB với mức giảm 5,7%, xuống còn 30.600 đồng/cp.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng quốc như CTG, BID, VCB cũng không nằm ngoại lệ với xu hướng chung của ngành, với mức giảm dao động từ 1,6 - 5,6%.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng tư nhân có vốn hóa lớn như TCB, VPB, MBB, SHB đều chỉ điều chỉnh dưới 1%. Một số mã như ACB, VIB, HDB tích cực hơn khi giữ được sắc xanh, tính chung trong cả 5 ngày giao dịch.

Ở chiều tăng giá, nhóm cổ phiếu giao dịch trên UPCoM chiếm ưu thế hơn khi chiếm tới một nửa, với VAB tăng mạnh nhất (+3,4%). Duy nhất BVB đứng tham chiếu tại mức 16.300 đồng/cp.

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Về thanh khoản, tuần qua có tổng cộng gần 593 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư (giảm 9,8% so với tuần trước đó), tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn 19.730 tỷ đồng (giảm 1,4%).

Trong đó, cổ phiếu VPB có tuần thứ 4 liên tiếp đứng đầu về khối lượng giao dịch với hơn 93,7 triệu cổ phiếu mua bán, giảm 20% so với tuần trước. Đây cũng là mức giảm tương ứng của các mã như TCB, MBB, STB, SHB với khối lượng giao dịch dao động còn khoảng 47 - 60 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, thanh khoản của VCB bất ngờ tăng vọt trong tuần qua, lên mức 37,1 triệu đơn vị, cao gấp 3,5 so với tuần trước đó.

Xét về giá trị giao dịch, VPB cũng là mã đứng đầu với mức 3.336 tỷ đồng. Song, với thanh khoản đột biến, giá trị giao dịch của VCB trong tuần qua đã bám gần sát VPB với 3.057 tỷ đồng. Xếp sau đó là TCB với 2.585 tỷ đồng.

Dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 123 tỷ đồng cổ phiếu VCB trong tuần qua, 83 tỷ đồng HDB và 39 tỷ đồng CTG. Ngược lại, khối ngoại bán ròng 35 tỷ đồng OCB và 34 tỷ đồng TPB.

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Một số sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần

Loạt ngân hàng đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022 trong tuần qua, bao gồm VietinBank, Vietcombank, BIDV, MSB, MB, VPBank, LienVietPostBank... với tâm điểm chính là các vấn đề về tăng vốn, kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức.

Trong nhiệm kỳ 2022 - 2027, ông Đỗ Quang Hiển tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT của ngân hàng SHB. Đồng nghĩa với việc, ông sẽ không giữ chức Chủ tịch của Tập đoàn T&T trong cùng nhiệm kỳ.

Quỹ đầu tư Japan Asia MB Capital (JAMBF) đăng ký bán 393.000 cp MBB để giải thể quỹ. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 29/4 - 27/5 theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh.

VPBank dự chi hơn 8.400 tỷ đồng đểmua vào hơn 842 triệu cổ phiếu của Công ty Chứng khoán ASC theo phương án phát hành cổ phần phổ thông cho cổ đông hiện hữu.

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Eximbank tổ chức bất thành do không đủ túc số tham dự.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng đã tăng tốc đáng kể trong tháng 3 và tháng 4, tăng trưởng tín dụng đến ngày 25/4 đạt 6,75% so với cuối năm 2021, cho thấy nhu cầu tín dụng rất lớn của nền kinh tế trong bối cảnh phục hồi mạnh mẽ.

Lê Huy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.