|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Quỹ đầu tư của MB muốn bán hết cổ phiếu MBB để giải thể quỹ

21:08 | 26/04/2022
Chia sẻ
Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 29/4 - 27/5 theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Quỹ đầu tư Japan Asia MB Capital (JAMBF) đăng ký bán 393.000 cổ phần sở hữu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) để giải thể quỹ.

Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 29/4 - 27/5 theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh. Kết phiên giao dịch ngày hôm nay (26/4),  giá cổ phiếu MBB dừng ở 29.350 đồng/cp. Ước tính với giá trị này, JAMBF sẽ thu về khoảng 11,5 tỷ đồng từ giao dịch trên.

JAMBF đang là quỹ thuộc quản lý của MB Capital. Thành viên HĐQT MB, bà Nguyễn Thị Ngọc hiện là Chủ tịch HĐQT CTCP Quản lý Quỹ đầu tư MB - đơn vị quản lý JAMBF.

 Diễn biến giá cổ phiếu MBB. (Nguồn: TradingView).

Gần đây, JAMBF đã bán toàn bộ hơn 4,5 triệu cổ phiếu nắm giữ tại Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC - Mã: MIG), ước thu 124,6 tỷ đồng. Giao dịch diễn ra từ ngày 25/3– 22/4 theo phương thức khớp lệnh trên sàn.

Động thái này được xem là chiến lược mở đường cho việc đón nhà đầu tư ngoại cho MIC. Với sự thông qua của đại hội đồng cổ đông, MIC sẽ tìm kiếm và sẽ chuyển nhượng từ 25% cổ phiều có quyền biểu quyết trở lên và không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Về MB, mới đây ngân hàng đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 23% so với năm 2021, đạt 20.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp kinh tế vĩ mô diễn biến khó khăn, lợi nhuận trước thuế theo kịch bản dự kiến tăng 19.000 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với 2021.

Đặc biệt, ban lãnh đạo ngân hàng cho biết sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD với giá 0 đồng. Sau khi triển khai tái cơ cấu, MB có ba phương án xử lý: (1) sáp nhập vào MB; (2) bán TCTD này đi, sở hữu của TCTD này là của MB, MB có thể IPO hoặc (3) bán đi hoàn toàn như một khoản đầu tư của MB.

Phương Nga

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.