|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: 26/27 mã giảm giá, duy nhất VCB giữ được sắc xanh

14:46 | 23/04/2022
Chia sẻ
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm điểm trong tuần qua với mức điều chỉnh mạnh nhất đến từu SHB, LPB và nhóm cổ phiếu trên thị trường UPCoM. VCB là mã duy nhất giữ được sắc xanh và cũng là trụ cột chính cho thị trường phiên cuối tuần.

 (Ảnh minh họa: VCB).

26/27 mã giảm giá, VPB dẫn đầu thanh khoản

Tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/4), không nằm ngoài diễn biến chung của thị trường, nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch "ảm đạm" với 26/27 mã giảm giá và chỉ có đúng một mã tăng giá.

Cụ thể, cổ phiếu SHB giảm mạnh nhất toàn ngành (-15,7%), xuống còn mức 16.400 đồng/cp, đây là mức thấp nhất của cổ phiếu này kể từ tháng 3 năm ngoái. Nếu tính từ đầu năm 2022 tới nay, SHB đã giảm hơn 26%.

Tương tự, với diễn biến không mấy khả quan, giá cổ phiếu LPB cũng đã giảm tới 15,4% trong tuần qua, xuống còn 16.700 đồng/cp, mức thấp nhất trong một năm trở lại.

Xếp sau SHB và LPB là nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên thị trường UPCoM gồm, BVB, VAB, SGB, VBB và ABB với mức giảm dao đồng từ 9,6 - 12,4%. 

Nhiều cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn khác như CTG, MBB, VPB,... cũng không tránh khỏi xu hướng chung với mức điều chỉnh từ 3 - 5%.

Ở chiều ngược lại, VCB là mã duy nhất tăng điểm trong tuần qua (+2,5%), nhờ phiên giao dịch tích cực cuối tuần (22/4). Trong phiên này, VCB đã tăng 4,8%, là trụ cột chính giúp VN-Index tăng điểm sau nhiều phiên kết thúc trong sắc đỏ.

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Tuần qua có tổng cộng hơn 657 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn 20.000 tỷ đồng.

Trong đó, cổ phiếu VPB tiếp tục là tâm điểm khi có tới hơn 117 triệu cổ phiếu được giao dịch, cao nhất toàn ngành và cũng là mã duy nhất đạt thanh khoản trên 100 triệu đơn vị trong tuần qua. Giá trị giao dịch tương đương gần 4.276 tỷ đồng, đóng góp hơn 21% của toàn ngành, bỏ xa các mã khác như TCB (2.176 tỷ đồng), MBB (2.082 tỷ đồng), STB (1.874 tỷ đồng),...

Ở diễn biến khác, các nhà đầu tư nước ngoài tăng tỷ trọng STB khi mua ròng gần 174 tỷ đồng cổ phiếu này trong tuần qua; đồng thời mua ròng 56 tỷ đồng TPB và 43 tỷ đồng SHB... Ngược lại, khối ngoại bán ròng 72 tỷ đồng OCB và 35 tỷ đồng VCB.

Trong khi đó, các tổ chức trong nước tập trung gom các mã bluechip như TCB (mua ròng 242 tỷ đồng), MBB (179 tỷ đồng), VCB (128 tỷ đồng), ACB (142 tỷ đồng).

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Một số sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần

Nhiều ngân hàng đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên, thông qua các kế hoạch tăng vốn, mục tiêu kinh doanh năm 2022, ...

Tại đại hội, Sacombank cho biết đã thu hồi được 2.600 tỷ đồng dư nợ của nhóm FLC. Tổng dư nợ cho vay nhóm liên quan đến Tập đoàn FLC, gồm cả Bamboo Airways là trên 5.000 tỷ đồng, riêng dư nợ của FLC là 3.200 tỷ đồng. 

Trả lời câu hỏi của cổ đông, lãnh đạo OCB cũng tiết lộ ngay trong tháng này sẽ thu hồi nợ của FLC khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng.

Ông Phạm Doãn Sơn, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc LienVietPostBank đăng ký mua gần 4,9 triệu cổ phiếu LPB trong đợt phát hành thêm của ngân hàng. Ông Phạm Doãn Phú, con trai của ông Phạm Doãn Sơn, cũng đăng ký mua hơn 103.000 cổ phiếu trong đợt phát hành mới này. 

Chồng bà Nguyễn Thị Nga đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu SSB của SeABank nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu, trong khi con trai bà Nga cũng muốn bán cùng lượng cổ phiếu trên. 

Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng cũng được điều chỉnh tăng trong thời điểm cuối tháng 3 - đầu tháng 4, trong đó lãi suất cao nhất lên đến 7,8%/năm.

Lê Huy

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.