|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: 25/26 mã tăng giá, VPB vươn lên dẫn đầu về thanh khoản

19:55 | 05/06/2021
Chia sẻ
Tuần giao dịch vừa qua, có 25/26 cổ phiếu ngân hàng tăng giá với khối lượng giao dịch toàn ngành đạt hơn 1,55 tỷ đơn vị. Vốn hóa toàn ngành tăng thêm gần 130.000 tỷ đồng. Cổ phiếu VPB vượt STB để dẫn đầu về thanh khoản trong tuần.
Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Vốn hóa toàn ngành tăng thêm gần 130.000 tỷ đồng, VPB vươn lên dẫn đầu về thanh khoản - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: VPBank).

25/26 mã cổ phiếu ngân hàng tăng giá

Tiếp nối xu hướng các tuần trước, số lượng cổ phiếu ngân hàng tăng giá trên diện rộng trong tuần giao dịch vừa qua (31/5 - 4/6) với 25/26 mã.

Trong đó, mã PGB của PG Bank là cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành (tăng 34,1%) với ba phiên tăng (hai phiên tăng kịch trần), một phiên giảm và một phiên đứng giá.

Đà tăng giá của PGB liên tiếp được duy trì từ giữa tháng 5 đến nay trong bối cảnh hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng trên UPCoM nổi sóng trong giai đoạn này. Cùng với đó, thị trường thỏa thuận cũng ghi nhận hàng chục triệu cổ phiếu PGB được trao tay giữa các nhà đầu tư trong tháng 5.

Tính từ ngày 20/5, thị giá cổ phiếu PGB đã tăng tổng cộng gần 83% và là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành ngân hàng.

Ngoài PGB, một loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng ghi nhận mức tăng giá mạnh như VBB (tăng 21,9%), LPB (+19,3%), SSB (+16,7%), ACB (+16,5%),...

Trong nhóm ngân hàng, duy nhất một mã giảm giá trong tuần là NVB của Ngân hàng Quốc dân (-4,2%).

Xu hướng tăng giá của nhiều cổ phiếu ngân hàng được nối dài trong bối cảnh thị trường chung tiếp tục đà hưng phấn. Kết phiên 4/6, VN-Index chính thức khép lại tuần giao dịch với chuỗi 5 phiên tăng điểm liên tiếp, đạt đỉnh mới 1.374,05 điểm. Thanh khoản trung bình tuần tiếp tục chinh phục cột mốc mới trong lịch sử khi đạt 26.441 tỷ đồng, tăng 16,18% so với tuần trước đó.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Vốn hóa toàn ngành tăng thêm gần 130.000 tỷ đồng, VPB vươn lên dẫn đầu về thanh khoản - Ảnh 2.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Vốn hóa toàn ngành tăng thêm gần 130.000 tỷ đồng

Đóng cửa ngày giao dịch 4/6, giá trị vốn hóa của 26 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UPCoM đạt hơn 1,96 triệu tỷ đồng, tăng gần 130.000 tỷ đồng so với mức chốt tuần trước, tương ứng tăng 7%.

Trong đó, vốn hóa Vietcombank tăng nhiều nhất với gần 20.000 tỷ đồng lên mức 389.061 tỷ đồng, tiếp tục là ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, gấp gần 2 lần vốn hóa các nhà băng xếp sau đó như BIDV (197.079 tỷ đồng), VietinBank (201.063 tỷ đồng), Techcombank (191.368 tỷ đồng).

Ngoài ra, vốn hóa của ACB cũng tăng gần 14.000 tỷ đồng, đạt 97.918 tỷ đồng; vốn hóa VIB tăng gần 11.000 tỷ đồng, lên 82.095 tỷ đồng; vốn hóa MBB và VietinBank cùng ghi nhận mức tăng gần 11.000 tỷ đồng;...

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Vốn hóa toàn ngành tăng thêm gần 130.000 tỷ đồng, VPB vươn lên dẫn đầu về thanh khoản - Ảnh 3.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

VPB dẫn đầu về thanh khoản

Tuần qua có tổng cộng gần hơn 1,55 tỷ cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn 65.000 tỷ đồng, tăng 4% về khối lượng và tăng hơn 16% về giá trị so với tuần trước. 

Thanh khoản toàn ngành tiếp tục ở mức cao nhờ sự hỗ trợ từ các cổ phiếu VPB, STB, SHB và MBB.

Đáng chú ý, sau nhiều tuần liên tiếp trước đó, vị trí dẫn đầu toàn ngành về thanh khoản của STB trước đó đã phải nhường cho VPB trong tuần nay. 

Theo đó, khối lượng giao dịch của cổ phiếu VPB trong tuần đạt gần 246 triệu đơn vị. Phần lớn lượng cổ phiếu VPB được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn (chiếm hơn 99%). Cổ phiếu STB và SHB xếp sau đó với thanh khoản lần lượt đạt gần 210 triệu và gần 196 triệu đơn vị.

Xét về giá trị, VPB cũng là mã ngân hàng có giá trị giao dịch cao nhất ngành với hơn 17.000 tỷ đồng. STB, SHB và MBB đứng kế sau với giá trị giao dịch đạt lần lượt 6.812 tỷ đồng, 6.095 tỷ đồng và 5.345 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Vốn hóa toàn ngành tăng thêm gần 130.000 tỷ đồng, VPB vươn lên dẫn đầu về thanh khoản - Ảnh 4.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Xét về phương thức giao dịch, tuần qua có hơn gần 1,5 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt gần 62.940 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 96% cả về khối lượng về giá trị.

Hơn 52 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt 2.072 tỷ đồng. Trong đó, EIB  là mã có khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất ngành với hơn hơn 10,8 triệu đơn vị, chiếm hơn 62% tổng lượng cổ phiếu EIB được giao dịch trong tuần.

Cổ phiếu SHB cũng gây chú ý với khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt hơn 10 triệu đơn vị trong tuần qua. 

Ngoài ra, một số mã cổ phiếu ngân hàng khác cũng có khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn trong tuần gồm TCB (hơn 5,6 triệu cp), NAB (gần 5,3 triệu cp), VIB (hơn 4,9 triệu cp),...

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Vốn hóa toàn ngành tăng thêm gần 130.000 tỷ đồng, VPB vươn lên dẫn đầu về thanh khoản - Ảnh 5.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Huy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.