|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu bất động sản nổi sóng

08:50 | 10/04/2023
Chia sẻ
Top10 tăng/giảm tuần giao dịch (3 – 7/4) vừa qua chứng kiến nhiều mã bất động sản nằm trong nhóm tăng mạnh nhất trên cả hai sàn như DIG, NHA, HQC, IDJ, L14. Ngoài ra một số cổ phiếu chứng khoán tăng giá mạnh như ORS, BSI, APS.

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE tuần 3 - 7/4. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên sàn HOSE, các mã cổ phiếu đều có mức tăng hơn 15% trong tuần giao dịch 3 – 7/4. Nhóm Bất động sản và xây dựng hút tiền trong tuần khi có nhiều đại diện góp mặt trên bảng xếp hạng tăng giá. Cổ phiếu TCD của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải dẫn đầu bảng xếp hạng khi tăng giá 34,38% giá trị, đóng cửa tuần ở 7.700 đồng/cp. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần qua, TCD tăng giá trong cả 5 phiên giao dịch.

Những đại diện khác của nhóm Bất động sản cả DIG (25,39%), VPH (24,02%), HQC (23,29%), MDG (21,84%), NHA (21,43%). Sau giai đoạn giảm sâu và lình xình, cổ phiếu DIG có chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp trong đó có 2 phiên tăng kịch trần. Ngoài ra, nhóm chứng khoán tiếp tục gây chú ý trong tuần khi có hại đại diện là ORS (19,21%) và BSI (15,55%) ở chiều tăng giá.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu SRC của CTCP Cao Su Sao Vàng dẫn đầu bảng xếp hạng giảm giá khi mất 8,89% giá trị. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, SRC giảm giá 3 trên 5 phiên giao dịch.

Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng có mức giảm từ 4 – 8% như HRC (8,10%), SC5 (7,11%), TGG (6,58%), CCI (6,34%), SFC (6,32%), HOT (5,52%), SPM (4,30%), RDP (4,21%) và SAB (4,17%).

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX tuần 3 - 7/4. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Tương tự trên sàn HNX, nhóm Bất động sản và xây dựng, Tài chính tiếp tục được gọi tên ở chiều tăng khi hai nhóm cổ phiếu này chiếm phần lớn số mã.

Cụ thể, cổ phiếu API của CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu bảng xếp hạng khi tăng giá 48,24%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, API tăng giá trong tất cả các phiên giao dịch, 4 trong số đó là tăng kịch trần.

Một cổ phiếu khác thuộc nhóm Tài chính là APS (34,00%), đây cũng là một cổ phiếu có mức tăng trưởng ấn tượng trong tuần khi tăng giá 4 trên tổng số 5 phiên, trong đó 3 phiên là tăng kịch trần.

Những cổ phiếu thuộc nhóm Bất động sản và xây dựng gồm có IDJ (37,65%), VC9 (27,91%), L14 (20,98%), VC1 (18,75%), L40 (16,67%) và MCO (15,63%). Những cổ phiếu khác trên bảng xếp hạng gồm có SDA (20%) và SMT (19,23%).

Ở chiều giảm giá, cổ phiếu DPC của CTCP Nhựa Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng khi giảm 22,76% giá trị, ngoài ra, cổ phiếu HJS của CTCP Thuỷ Điện Nậm Mu cũng có mức giảm trên 20% (22,22%).

Giữa bảng xếp hạng giảm giá là những cổ phiếu mất gần 1/5 giá trị như SAF (19,64%), PRC (19,49%), PTI (19,12%). Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng có tỉ lệ giảm từ 12 – 18% như AMC (18,58%), PMC (18,19%), VE8 (15,69%), NBW (12,64%) và LM7 (12,50%).

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM tuần 3 - 7/4. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên thị trường UPCoM, nhiều cổ phiếu có vốn hoá nhỏ và vừa khởi sắc. Mã EME của CTCP Điện cơ dẫn đầu khi giá đẩy từ 12.100 đồng/cp lên 22.300 đồng/cp tương ứng mức tăng 84,30% giá trị. EME tăng giá 3 trong 5 phiên giao dịch và đều là tăng kịch trần.

Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng có tỉ lệ tăng từ 32 – 45%, cụ thể như DFC (44,93%), KIP (42,47%) thuộc nhóm Công nghiệp; BTV (41,86%), TNW (35,92%), HRB (32,19%) thuộc nhóm Dịch vụ; PTN (40,00%), CH5 (38,46%) thuộc nhóm Bất động sản và xây dựng; VTQ (39,78%) thuộc nhóm Nông nghiệp.

Ở chiều giảm giá, cổ phiếu KTL của CTCP Kim khí Thăng Long dẫn đầu bảng xếp hạng khi giảm 50,08% giá trị. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, KTL giảm giá 3 trên tổng số 5 phiên giao dịch và đều là giảm chạm đáy.

Một số cổ phiếu có mức giảm sấp xỉ chạm tới 40% như DDH (39,91%), TLI (39,77%), PTH (39,63%), FRM (39,29%). Những cổ phiếu khác có mức giảm từ 24 – 30% như RCC (30,31%), YBC (26,19%), CPA (25,40%), PMJ (25,20%) và CAB (24,35%).

Thu Hà

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.