|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Có doanh nghiệp vừa và nhỏ khó vay vốn vì 'chưa đủ tuổi'

22:30 | 08/07/2017
Chia sẻ
"Hầu hết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp, đảm bảo, thủ tục hồ sơ giấy tờ hoặc thậm chí là do "chưa đủ tuổi"", .
co doanh nghiep vua va nho kho vay von vi chua du tuoi
Hội thảo "Tiếp sức doanh nghiệp nhỏ lớn mạnh"

Phát biểu tại Hội thảo "Ngày hội kết nối doanh nghiệp - Tiếp sức doanh nghiệp nhỏ lớn mạnh", ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: "Báo cáo thường niên của VCCI cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2016 đạt mức cao kỷ lục với 110,1 nghìn doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 891,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% về số doanh nghiệp và tăng 48,1% về số vốn đăng ký so với năm 2015. Và cả nước có 26.689 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước".

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo này, tỷ lệ doanh nghiệp đang gặp khó khăn về việc tìm kiếm khách hàng lên tới 65%, lượng doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận vốn lên tới 44%. Lãi suất cho các doanh nghiệp lớn chỉ khoảng 7%/năm còn đối với các doanh nghiệp nhỏ đều ở mức trên 8%. Điều này cho thấy, doanh nghiệp nhỏ không những khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng mà còn phải chịu lãi suất cao hơn.

co doanh nghiep vua va nho kho vay von vi chua du tuoi

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông Đậu Anh Tuấn cũng cho hay: "87% doanh nghiệp gặp khó khăn vì tài sản thế chấp, 66% doanh nghiệp nói rằng, lãi suất, điều kiện vay ngân hàng khó hơn các doanh nghiệp nhà nước, 51% cho rằng thù tục vay rườm rà, 50% cho biết ngân hàng áp đặt điều kiện bất lợi cho doanh nghiệp và 45% phải bồi dưỡng cho cán bộ ngân hàng".

Đồng quan điểm, ông Phạm Hoàng Tiến - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VCCI cũng cho rằng, ngoài việc khó tiếp cận vốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn phải "đối mặt" với 3 trở ngại khác về tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm nhân sự thích hợp và thủ tục hành chính pháp lý còn rườm rà.

Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho việc phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khu vực doanh nghiệp này chính là đối tượng được bảo hộ và ưu tiên không chỉ về tiếp cận vốn tín dụng, mà còn được hỗ trợ pháp lý, mở rộng thị trường, phát triển nguồn lực... nhằm phát triển khu vực kinh tế vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng.

TS. Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng: "Các doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng đều phát triển từ các doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp hoạt động tốt là điều kiện, tiền đề để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia".

Những bất ổn về chính sách, khó tiếp cận vốn chính là thách thức lớn nhất với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới đối với Việt Nam cũng đã tăng 3 bậc lên mức 90/189 nền kinh tế trong năm 2016, sang năm 2017 chỉ số này tiếp tục tăng 9 bậc.

Mặc dù tăng thêm 9 bậc nhưng chúng ta mới là nền kinh tế thứ 81 trên 189 nền kinh tế và khởi nghiệp xếp thứ 119 cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng ta chưa được chú trọng. Diễn đàn kinh tế thế giới cũng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, năm 2015 chúng ta đã tăng 12 bậc lên 56/140 nền kinh tế. Các chính quyền địa phương cũng được xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Những động thái này cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang ngày càng lý tưởng, tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần liên kết để nâng cao năng lực về nguồn nhân lực, vận tải, tập trung vào chất lượng sản phẩm, tiếp thị. Đặc biệt, các quỹ đầu tư, các ngân hàng cũng đang ngày càng quan tâm đến doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp này mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Ông Đào Gia Hưng - Phó Giám đốc khối SME của VPBank đồng tình với quan điểm của ông Đậu Anh Tuấn khi chỉ có hơn 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng.

Các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc đưa ra tài sản thế chấp, đảm bảo, thủ tục hồ sơ giấy tờ hoặc thậm chí là về "độ tuổi" doanh nghiệp. Tuy nhiên, với xu thế mới và việc tập trung vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã có rất nhiều gói tín dụng đặc thù dành cho các doanh nghiệp mới, siêu nhỏ, nhỏ và vừa với thủ tục đơn giản và thời gian vay nhanh chóng.

Hạ An

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.