Có ai mua cổ phiếu Vinaconex?
Cổ phiếu VCG, cứ theo thị trường mà bán hàng ngày là trọn vẹn mọi đường! Ảnh: T.L |
Ông mang cổ phiếu ra sàn bán theo phương thức khớp lệnh. Các môi giới của công ty chứng khoán hỏi ông dự kiến bán trong bao lâu và ở vùng giá nào. Ông bảo họ: “Mỗi ngày các anh bán cho tôi 10.000 cổ phiếu, canh giá tốt là được”. Môi giới ú ớ, tưởng ông đùa, nhưng không, ông làm thật. Sáng ngày hôm sau ông gọi điện cho họ, đặt bán 10.000 đơn vị, ngày tiếp theo, rồi tiếp theo cũng thế. Riết rồi thành quen. Công ty chứng khoán cắt cử một đôi người, chuyên đặt lệnh bán cho ông. Bán ròng rã mấy năm mới xong.
Hỏi vì sao chọn cách thức thoái vốn như thế, ông giải thích: “Đó là cách thích hợp để theo thị trường. Tôi không thể biết thị trường biến động ra sao, nên không chắc bán thỏa thuận một cục liệu có mang về lợi nhuận tốt nhất. Giá khi bán tốt, nhưng mai mốt có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nó khiến tâm lý mình không thoải mái, có khi lại còn day dứt, tiếc nuối vì bán đắt rẻ cũng nên. Chi bằng bán rải ra, mất thời gian nhưng xử lý được cả khía cạnh tài chính, tâm lý và có điều kiện tính toán sẽ đầu tư số tiền thu về ra sao, mức độ nào”.
Trịnh Hoàng Nam, nguyên phụ trách môi giới khối khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đầu những năm 2000. Nam có khả năng phán đoán tương đối đúng diễn biến thị trường và tích lũy được kinh nghiệm mua bán cổ phiếu từ trước khi sàn Hose thành lập. Năm 2007-2008, Nam đã bán hết cổ phiếu đầu tư trước đó, kể cả cổ phiếu SSI. Thực ra SSI không có bất cứ quy định nào yêu cầu cán bộ quản lý phải nắm giữ cổ phiếu lâu dài, không được giao dịch, nhưng bộ phận nhân sự cấp cao của công ty thường là các cổ đông gắn bó. Họ chỉ bán một tỷ lệ nhỏ nào đó khi có nhu cầu chi tiêu cá nhân. Nhưng Nam thì khác. Anh bán cổ phiếu SSI vì dự đoán thị trường sẽ giảm mạnh. Và anh đã đoán đúng. Vấn đề là nếu tất cả nhân sự cấp cao của SSI cũng hành động như Nam thì liệu nhà đầu tư sẽ nhìn nhận cổ phiếu SSI thế nào.
Đấy chỉ là hai trong số hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn trường hợp thoái vốn trên thị trường trong quá khứ và hiện tại. Câu chuyện mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân, về một mặt nào đó, cũng có thể dẫn dắt liên tưởng đến việc thoái vốn Nhà nước.
Bà Lê Thị Hoa, nguyên thành viên Hội đồng quản trị Vietcombank, người đã từng tham gia nhiều cuộc đàm phán bán cổ phần Vietcombank và Eximbank cho nước ngoài, nhận xét: “Cái khó nhất khi thoái vốn nhà nước là Nhà nước bao giờ cũng kỳ vọng một mức giá quá cao, cao hơn nhiều giá các ngân hàng có thể thương lượng được. Thường khi ngân hàng đã chốt được giá thỏa thuận rồi, báo cáo xin ý kiến cơ quan quản lý, thời gian nhận được trả lời luôn khá lâu, hàng tháng, có khi cả năm. Trong thời gian ấy thị giá cổ phiếu biến động, cơ hội vuột qua mất”. Bà kể năm 2008 Eximbank bán được cổ phần cho Sumitomo (Nhật Bản) với giá cao là nhờ hội đồng quản trị quyết định nhanh chóng. Eximbank là ngân hàng cổ phần nên làm nhanh được. Hồi ấy Eximbank chỉ quyết định chậm vài tuần, có thể giá đã khác và cơ hội chắc chắn khó lặp lại.
Theo bà Hoa, hiện nay Nhà nước hoàn toàn có thể bỏ tiền tham gia các đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của Vietcombank với giá, giả sử, bằng mệnh giá hoặc bằng giá trị sổ sách. Cách này công khai, minh bạch và đúng quy định. Vietcombank sẽ tăng được vốn, tháo gỡ được vấn đề tỷ lệ an toàn vốn. Sau khi góp vốn và được sở hữu số lượng cổ phiếu nhiều hơn, Nhà nước có thể thoái bớt, bán ra số cổ phiếu đã mua trong đợt phát hành mới. Việc thoái có thể thực hiện theo phương thức khớp lệnh, thỏa thuận trên sàn và số tiền thu về đảm bảo cao hơn số tiền Nhà nước đã bỏ ra góp vốn. Việc góp thêm vốn nhà nước để mua cổ phần các đợt phát hành đã diễn ra tại nhiều doanh nghiệp suốt nhiều năm qua. Vietcombank không phải ngoại lệ. Hơn nữa, Vietcombank là ngân hàng kinh doanh hiệu quả, Nhà nước góp vốn với tư các cổ đông hiện hữu chỉ có lãi.
Cơ quan quản lý có thấu hiểu câu chuyện của Vietcombank không? Tất nhiên là có. Nhưng ai là người chịu trách nhiệm quyết định góp vốn khi mà Bộ Tài chính chỉ muốn thu cổ tức bằng tiền hàng năm từ các ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh, chứ không muốn bỏ ra dù chỉ một đồng? Mua cổ phần phát hành của Vietcombank đúng là “thả con săn sắt, bắt con cá rô”, nhưng ai là người đứng mũi chịu sào đây? Vả lại đứng mũi chịu sào thì được gì, trong khi Nhà nước không mua, Vietcombank không phát hành được cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cũng chẳng sao.
Còn đây là chuyện ngay lúc này. VN-Index vừa nhẫn nại phục hồi được hơn 100 điểm từ giữa tháng 7-2018, Nhà nước lại thông báo thoái vốn theo phương thức chào bán cả lô 255 triệu cổ phiếu, chiếm 57,71% cổ phần Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex (VCG-Hnx). Ý của Nhà nước là việc bán một tỷ lệ chi phối áp đảo tại VCG sẽ thu hút được những đối tác muốn nắm quyền kiểm soát tổng công ty. Khổ nỗi VCG đâu phải là “con gà đẻ trứng vàng” như Vinamilk và sự may mắn trong việc bán cổ phần Sabeco không dễ lặp lại. Hiệu quả kinh doanh của VCG không có gì xuất sắc. Có thời cổ phiếu VCG đã xuống 3.000 đồng. Chẳng lẽ Nhà nước đã không rút được bài học nào từ đợt IPO và thoái vốn của Vinalines vừa qua?
Tự hỏi vì sao Nhà nước không áp dụng cách thức thoái vốn tại VCG như cách ông Lộc bán cổ phiếu. Ừ thì mất thời gian, nhưng nó minh bạch, công khai, đảm bảo bán được và không ai, kể cả người đại diện vốn nhà nước ở VCG phải chịu trách nhiệm giá cao, giá thấp cả. Nhà nước có thể bán 30.000 cổ phiếu VCG/ngày, gấp 3 lần số lượng bán của ông Lộc, thì thời gian bán sẽ rút ngắn. 30.000 cổ phiếu/phiên so với thanh khoản thị trường hiện tại chỉ như muối bỏ bể. Giá cả do cung cầu thị trường quyết định, cứ theo thị trường mà bán hàng ngày là trọn vẹn mọi đường!
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/