|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

CNBC: Chính sách 'nước Mỹ đầu tiên' tại châu Á có thể biến thành 'nước Mỹ cuối cùng'

17:10 | 10/10/2018
Chia sẻ
Không có sự hỗ trợ từ Mỹ, các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như Washington có thể sẽ gặp bất lợi, theo một chuyên gia phân tích. Nguyên nhân là khu vực sẽ trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc và các cường quốc khu vực khác, khiến thị trường người tiêu dùng không mở cửa cho Mỹ và những quốc gia khác.

Với việc Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến chống lại sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương, những nỗ lực của Tokyo có thể không hiệu quả nếu không có cam kết từ Mỹ, một tình huống có thể gây bất lợi cho các quốc gia trong khu vực, cũng như Washington, theo CNBC.

Những nỗ lực chống lại tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Á của Tokyo phải cân bằng với việc Mỹ xác nhận cam kết kinh tế của mình với khu vực, ông Stephen Nagy, Phó Giáo sư tại Ban nghiên cứu quốc tế và chính trị của trường Đại học Christian International, Tokyo trả lời phỏng vấn của CNBC.

“Nhật Bản không thể làm điều này một mình. Họ không có tài nguyên … họ cần hỗ trợ kinh tế, cũng như an ninh khu vực mà Mỹ có thể cung cấp”, ông Nagy nói hôm 9/10.

Nhật Bản đã đồng ý hợp tác sâu hơn với Đông Nam Á tại Hội nghị Mekong – Nhật Bản lần thứ 10 diễn ra tại Tokyo hôm thứ Ba (9/10). Hội thảo là một phần của những nỗ lực Nhật Bản thúc đẩy sự hiện diện của mình trong khu vực, khi ảnh hưởng về chính trị và kinh tế của Trung Quốc gia tăng thông qua các dự án cơ sở hạ tầng như kế hoạch Vành đai – Con đường (BRI).

cnbc chinh sach nuoc my dau tien tai chau a co the bien thanh nuoc my cuoi cung
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty Images/Bloomberg.

“Tương lai của nền kinh tế thế giới”

Mỹ và các đồng minh, kể cả Nhật Bản, đã áp dụng chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở".

Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có tầm quan trọng chiến lược rất lớn vì đó là "tương lai của nền kinh tế thế giới", theo ông Nagy.

Mỹ và Nhật Bản có thể bị thiệt hại trong việc tận dụng cơ sở tăng trưởng người tiêu dùng nhanh của châu Á nếu Trung Quốc thống trị trong khu vực. Và các quốc gia châu Á xung quanh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ mong đợi cả Mỹ và Nhật Bản chống lại sức ảnh hưởng của Trung Quốc, ông nhận định.

"Họ muốn nhiều hơn nữa ở Nhật Bản, nhưng họ muốn Mỹ không chỉ có cam kết quân sự đối với khu vực mà còn cả một cam kết về kinh tế", ông Nagy nói.

Cái giá của chính sách “nước Mỹ đầu tiên”

"Vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump và những người ủng hộ ông có hiểu nếu không có Mỹ trong khu vực ... một chính sách nước Mỹ đầu tiên có thể dẫn đến một nước Mỹ cuối cùng”, ông Nagy cho biết.

Nếu Washington không tích cực tham gia với các nước ở châu Á - Thái Bình Dương, thì khu vực sẽ bị chi phối nhiều hơn bởi Trung Quốc và các cường quốc khu vực khác, theo đó thị trường tiêu dùng sẽ không mở cửa cho Mỹ và cường quốc khác.

Ngoài việc mất quyền truy cập vào thương mại trong khu vực đông dân nhất thế giới, có thể có những tác động bất ổn khác ảnh hưởng đến Mỹ theo những cách không thể đoán trước, ông Nagy cảnh báo.

Ông giải thích, dự án BRI của Trung Quốc đi kèm với tham vọng địa chính trị của việc tạo ra một hệ thống phân cấp kinh tế trong khu vực, với Bắc Kinh đứng đầu mô hình và các nước khác phụ thuộc vào Trung Quốc.

Xem thêm

Lyly Cao