|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

CKG chốt giá phát hành 13,4 triệu cổ phiếu riêng lẻ để trả nợ

20:27 | 22/08/2022
Chia sẻ
Giá phát hành 13,4 triệu cổ phiếu thấp hơn 34% so với thị giá cổ phiếu CKG hiện nay.

CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group - Mã: CKG) vừa thống nhất mức giá chào bán riêng lẻ 13,4 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là 15.000 đồng/cp. Với mức giá này, ước tính CKG có thể thu về hơn 201 tỷ đồng.

Còn trên thị trường cổ phiếu CKG đã tăng từ vùng 12.000 đồng/cp tại đầu tháng 7 lên 22.900 đồng/cp như tại ngày 22/8, tức tăng 91% trong vòng chưa đây hai tháng. So với thị giá 22.900 đồng/cp, giá cổ phiếu được phát hành riêng lẻ đang thấp hơn 34%.

 Diễn biến giá cổ phiếu CKG từ đầu năm đến nay. (Nguồn: TradingView).

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, CKG được thông qua việc phát hành tổng cộng 17,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, trong đó 13,4 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và 4,1 triệu cổ phiếu ESOP. 

Giá phát hành cổ phiếu riêng lẻ sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất tại thời điểm chào bán. Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu CKG theo báo cáo hợp nhất kiểm toán năm 2021 là 11.723 đồng/cp.

CKG cho biết việc huy động vốn từ các đối tác nhà đầu tư chuyên nghiệp và người lao động trong công ty để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2021 và năm 2022.

Liên quan đến cổ phiếu phát hành riêng lẻ nói trên, tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, cổ đông hỏi có thông tin cho rằng việc phát hành 13,4 triệu cổ phiếu nói trên nhằm trả nợ. Nếu CKG phát hành không thành công, công ty có nguồn dự phòng khác để trả nợ không.

Tổng Giám đốc lúc đó cho biết, việc phát hành nhằm bổ sung vốn lưu động cho dự án và chứng minh vốn chủ sở hữu khi triển khai đầu tư. Khi nộp hồ sơ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, dự án công ty thuộc dự án trung và dài hạn nên mục đích sử dụng vốn lưu động cho các dự án không được thông qua.

Theo tư vấn của Chứng khoán Tân Việt, việc trả nợ ngắn hạn cho ngân hàng để tỷ lệ nợ trên vốn được giảm xuống thì mới đảm bảo việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chuyên nghiệp theo mục đích sử dụng vốn. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu đã giảm từ 6 lần tại cuối năm 2020 về khoảng 3 lần.

Nếu CKG phát hành không thành công, công ty sẽ giữ tiền mặt để có nguồn dự phòng do đánh giá tình hình năm nay sẽ khó khăn khi các ngân hàng thắt chặt tín dụng bất động sản.

Tại cuối tháng 6/2022, CKG sở hữu hơn 71 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng, tương đương ngày đầu năm. Trong khi đó, công ty đi ngay 731 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 710 tỷ đồng nợ dài hạn, tổng giá trị đã tăng khoảng 40 tỷ so với đầu năm. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 2,97 lần, trong khi đầu năm nay là 3,85.

Minh Hằng

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.