|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chủ tịch CKG mua xong 1 triệu cp trong khi dàn lãnh đạo bán ra

07:20 | 30/11/2023
Chia sẻ
Chủ tịch Trần Thọ Thắng đã hoàn tất mua 1 triệu cổ phiếu CKG. Ngược chiều, ông Nguyễn Thanh Hồng, Phó Tổng Giám đốc, đăng ký bán 800.000 đơn vị.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Trần Thọ Thắng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, mã CKG), đã hoàn tất mua 1 triệu cổ phiếu CKG trong thời gian từ ngày 10/11 đến ngày 27/11.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu CKG mà vị chủ tịch này nắm giữ tăng từ 7,91 triệu đơn vị (chiếm 8,31% vốn điều lệ) lên 8,91 triệu đơn vị (9,36%). Trước đó, ông Thắng đăng ký mua cổ phiếu nhằm mục đích nhu cầu cá nhân.

Trong thời gian Chủ tịch CIC Group thực hiện giao dịch, cổ phiếu CKG ghi nhận các giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng 997.500 đơn vị với tổng giá trị 20,84 tỷ đồng (giá mua bình quân 20.890 đồng/cp).

Diễn biến ngược chiều, một lãnh đạo khác của Group muốn bán gần hết số cổ phiếu CKG đang nắm giữ. Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Hồng, Phó Tổng Giám đốc, đăng ký bán 800.000 cổ phiếu CKG nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 21/11 đến ngày 20/12, theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.

Nếu bán thành công, sở hữu của ông Hồng sẽ giảm từ 1,06 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,12%) xuống còn 264.028 cổ phiếu (0,28%). Tạm tính theo giá giao dịch hiện tại, ước tính tổng giá trị giao dịch này khoảng 17,6 tỷ đồng.

Trước đó, ba Phó Tổng Giám đốc của CKG bán ra cổ phiếu công ty như bà Trần Ngọc Hạnh (bán 110.000 cp), bà Trần Mai Hương (bán 385.000 cp), ông Trần Quốc Trưởng (200.000 cp).

Trên thị trường, kết phiên 29/11, cổ phiếu CKG dừng tại 22.000 đồng/cp, mất khoảng 30,3% giá trị từ đỉnh cuối tháng 8.

Diễn biến giá cổ phiếu CKG từ ngày 30/8 đến nay. (Nguồn: VNDirect).

Diệu Nhi

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.