Citigroup: Giá vàng có thể lập kỉ lục 2.000 USD/ounce
Theo các chuyên gia phân tích từ Citigroup, giá vàng có thể lên kỉ lục 2.000 USD/ounce trong vòng hai năm tới khi tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ phai nhạt và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất.
Hôm 9/9, Ngân hàng có trụ sở tại New York (Mỹ) nhận định giá của kim loại quí có thể vượt mức cao xác lập vào 8 năm trước, khi giá vàng tăng vọt lên tới 1.900 USD/ounce, nhờ bất ổn xoay quanh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, cùng với sự suy yếu của nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Giới đầu tư trên khắp thế giới đã đổ vào vàng tại thời điểm lợi suất trái phiếu rớt xuống dưới 0, theo đó làm tăng sự hấp dẫn của những tái sản không mang lại lợi nhuận như vàng.
Khoảng 15,3 tỉ USD trái phiếu đang được giao dịch ở mức khiến người mua bị thua lỗ, nếu trái phiếu đó đáo hạn.
Giá vàng đã tăng 17% trong năm nay lên 1.495 USD/ounce, giúp giá vàng trong đà ghi nhận năm thể hiện tốt nhất kể từ 2010.
Citigroup cho biết sự kết hợp của lãi suất thấp, rủi ro suy thoái toàn cầu gia tăng, và nhu cầu vàng mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương có thể kéo giá vàng lên cao nữa.
Các ngân hàng trung ương đang mua vàng nhiều hơn trong năm nay so với bất kì thời điểm nào trong 9 năm qua, theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC).
"Chúng tôi dự đoán giá vàng giao ngay sẽ giao dịch ở mức cao trong thời gian dài... ghi nhận mức cao mới vào năm sau hoặc hai năm tới", các chiến lược gia gồm cả ông Aakash Doshi của Citigroup cho biết trong lưu ý.
Ảnh: WGC.
Đa dạng hóa dự trữ ngoái hối
4 nhà dự trữ ngoại hối lớn như Trung Quốc, với hơn 3.100 tỉ USD trong dự trữ, đã tập trung đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào đồng USD.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã mua 4,8 tỉ USD giá trị vàng trong vòng 9 tháng qua.
"Dường như vị trí của vàng trong danh mục dầu tư đã nhen nhóm trở lại", theo chuyên gia phân tích Suki Cooper của Standard Chartered, New York (Mỹ).
Trong tháng 8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng dự trữ vàng lên 62,45 triệu ounce từ mức 59,24 triệu ounce trong tháng 11, theo một lưu ý hàng tuần được công bố trên trang web chính thức của ngân hàng trung ương.
Theo đó, tổng lượng vàng dự trữ của ngân hàng đạt khoảng 94 tỉ USD ở mức giá hiện hành.
Năm ngoái, các ngân hàng trung ương đã mua vào lượng vàng lớn nhất trong 50 năm, dẫn dầu là Nga, với dự trữ vàng hiện trị giá khoảng 100 tỉ USD.
Ông Alistair Hewitt, giám đốc của WGC, cho biết các ngân hàng trung ương trên khắp thị trường mới nổi đã bị thu hút bởi tính thanh khoản và ít rủi ro thanh toán của thị trường vàng.
Các quốc gia như Nga cũng sử dụng một chính sách rõ ràng để giảm phụ thuộc vào đồng USD, ông nói thêm.
Trung Quốc và nhà sản xuất và tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, nhưng kim loại quí chỉ chiếm 2,7% dự trữ chính thức của quốc gia châu Á, với giá trị hơn 3.000 tỉ USD.
Với dự trữ ngoại hối khổng lồ, theo chuyên gia phân tích hàng hóa Bernard Dahdah của Natixis, Trung Quốc sẽ mất thập kỉ để đa dạng hóa dự trữ.
Thành phần chính xác của dự trữ ngoại hối Trung Quốc là bí mật quốc gia, nhưng các quan chức trước đó cho biết hỗn hợp tiền tệ tương đối giống với sự cấu thành của dự trữ thế giới theo dữ liệu tổng hợp từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), Financial Times cho biết.
Tài sản bằng USD chiếm 64% dự trữ được phân bổ vào cuối năm 2016, theo dữ liệu mới nhất.