|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng

10:20 | 15/09/2019
Chia sẻ
Ngày 14/9, chuyến tàu cuối cùng băng qua cầu sắt Bình Lợi cũ ở TP.HCM kết thúc sau hơn 117 năm khai thác. Đây cũng là thời điểm đầu tàu kéo toa thử tải chạy qua cầu mới.
Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 1.

9h30 ngày 14/9, đoàn tàu SE22 kéo các toa rỗng không có khách từ ga Sài Gòn chạy qua cầu sắt cũ đến ga Bình Triệu. Đây là chuyến tàu cuối cùng chạy qua cây cầu sắt lịch sử.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 2.

Trước đó khoảng 20 phút, chuyến tàu SE6 chở 290 hành khách băng qua cầu sắt Bình Lợi cũ. Đây cũng là những hành khách cuối cùng được di chuyển trên tàu qua cây cầu sau hơn 117 năm khai thác.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 3.

Ngay sau khi tàu SE22 chạy qua, các công nhân hàn cắt, tháo các đoạn thanh ray cũ tại đoạn tiếp nối hai đầu cầu sắt mới thuộc địa bàn quận Bình Thạnh và Thủ Đức.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 4.

Công việc tháo lắp diễn ra rất khẩn trương ở hai đầu cầu để tiến hành thử tải cầu mới.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 5.

Sau khi tháo các đoạn thanh ray cũ, các công nhân nhanh chóng đưa thanh ray mới vào lắp đặt trên các taluy đã được đặt sẵn trước đó. Công nhân vặn các ốc đấu nối giữa hai thanh ray mới và cũ tại đầu cầu quận Bình Thạnh.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 6.

Hơn 2 giờ sau chuyến tàu cuối cùng qua cầu sắt cũ, công nhân, máy móc tiến hành rải đá dăm khi lắp xong các thanh ray tại đầu cầu quận Thủ Đức.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 7.

Một số đoạn cầu sắt mới các công nhân tiếp tục gắn hàng rào bảo vệ, sơn phết các đoạn lan can.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 8.

Tháo tín hiệu đường sắt từ đường ray cũ và lắp vào đường ray cầu sắt Bình Lợi mới.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 9.

Đến 12h, công việc đấu nối đường ray cũ vào mới ở hai đầu cầu hoàn thành. Đoàn tàu thử tải xuất phát từ ga Bình Triệu qua cầu sắt Bình Lợi mới.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 10.

Tàu thử tải có hai đầu kéo cùng 6 toa chở đá dăm tạo sức nặng để kiểm tra cầu.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 11.

Đoàn tàu di chuyển di chuyển với tốc độ rất chậm để vượt qua đoạn cầu và đường dài 1,3 km. Sau 3 lần chạy qua lại, nếu đạt yêu cầu tuyến đường sắt Bắc - Nam qua cầu sắt Bình Lợi mới sẽ được đưa vào sử dụng.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 12.

Cầu đường sắt Bình Lợi mới thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT. Cầu thay thế cầu sắt cũ đã khai thác hơn 117 năm, nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 13.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng. Chiều dài cầu sắt Bình Lợi mới là 1,3 km, quy mô cầu gồm 14 nhịp, trong đó nhịp thông thuyền dài 101 m. Phần cầu được thiết kế theo quy mô cầu vĩnh cữu bằng vật liệu thép tương ứng với đường sắt khổ 1.435 mm, trước mắt đặt ray khổ 1 m. Tốc độ thiết kế 100 km/h.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 14.

Đoạn cầu mới trên địa bàn quận Thủ Đức được xây cao, tạo điều kiến cho xe cộ trên tuyến đường Bình Lợi không phải dừng chờ tàu như khi chạy qua cầu đường sắt cũ.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 15.

Cầu sắt Bình Lợi được xây dựng từ những năm đầu 1900 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1902. Công trình có 6 nhịp với với kết cấu vòm thép, dài 275 m.

Chuyến tàu cuối băng qua cầu sắt Bình Lợi sau hơn 100 năm sử dụng - Ảnh 16.

Cầu cũ này sẽ được bảo tồn nguyên trạng tại chỗ 2 nhịp cầu phía bờ quận Thủ Đức, trong đó có một nhịp cầu quay và một tháp canh đầu cầu để phục vụ nghiên cứu lịch sử ngành đường sắt và khai thác du lịch.

Lê Quân