|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chuyên gia World Bank đề xuất 4 trụ cột để xử lý nợ xấu tại Việt Nam

10:03 | 31/05/2017
Chia sẻ
Đó là các vấn đề như hiện đại hóa khu vực tài chính, củng cố quy định và giám sát ngân hàng, tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng và tài sản dưới chuẩn, củng cố giám sát an toàn vĩ mô.
chuyen gia world bank de xuat 4 tru cot de xu ly no xau tai viet nam
Chuyên gia Wold Bank đề xuất 4 trụ cột để xử lý nợ xấu tại Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

Trong cuộc gặp trao đổi kinh nghiệm với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các chuyên gia của World Bank nhận định vấn đề giải quyết nợ xấu tại Việt Nam đòi hỏi phải triển khai toàn diện trong thời gian dài.

Đánh giá về công tác quản lý và giải quyết nợ xấu của ngân hàng, chuyên gia World Bank chia ra theo các giai đoạn sau: Cảnh báo nợ xấu; Xác định nợ xấu và trích lập dự phòng để xứ lý nợ xấu; Phân loại, sắp xếp ưu tiên xử lý nợ xấu, can thiệp có mục đích của cơ quan quản lý.

Quản lý nợ xấu là vấn đề phức tạp, có nhiều bên liên quan, cần thiết phải có sự hợp tác trong khu vực công trong việc đẩy mạnh quản lý và xử lý nợ xấu. Các cơ quan liên quan tới quản lý và xử lý nợ xấu bao gồm: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kinh tế và đầu tư, các ngân hàng, cơ quan thuế, đơn vị kiểm toán... Trong đó, cơ quan giám sát an toàn quy định về dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng vốn vay, xác định nợ xấu, chuyển đổi nợ xấu thành nợ tốt, chỉ tiêu xử lý nợ xấu theo ngân hàng, các khái niệm về trì hoãn nợ.

Đối với chính sách của khu vực công phải tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý và xử lý nợ xấu, phải có quy định chặt chẽ về an toàn hoạt động đối với các TCTD, hướng dẫn biện pháp giám sát đối với nợ xấu. Chính sách của khu vực công can thiệp trực tiếp trong trường hợp cần thiết để tăng cường quản lý và xử lý nợ xấu. Nợ xấu phải được ghi nhận đầy đủ và kịp thời, phải được phân loại chính xác, từ đó xác định biện pháp và mục đích quản lý và xử lý nợ xấu phù hợp.

Nếu nợ xấu không được xử lý đầy đủ, nền kinh tế sẽ bị đình trệ, suy giảm tín dụng, các NHTM hoạt động không hiệu quả, có thể dẫn tới mất khả năng thanh khoản và đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống ngân hàng.

Theo đó, chuyên gia World Bank đề xuất 4 trụ cột chính nhằm hỗ trợ xử lý nợ xấu đối với Việt Nam, cụ thể : Hiện đại hóa khu vực tài chính; Củng cố quy định và giám sát ngân hàng; Tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng và tài sản dưới chuẩn; Củng cố giám sát an toàn vĩ mô.

Các trụ cột này đều cần thiết và hỗ trợ lẫn nhau nhằm góp phần đem lại giải pháp toàn diện về xử lý nợ xấu. Việt Nam cần phải xây dựng chính sách, Chính phủ, Quốc hội cần vào cuộc mạnh mẽ để bảo đảm cho sự thành công của kế hoạch xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, để giúp Việt Nam xử lý nợ xấu, World Bank đã thiết kế chương trình hợp tác kỹ thuật 4 năm cho Việt Nam và đang tiến hành thảo luận với các nhà tài trợ về nguồn vốn cho chương trình này.

chuyen gia world bank de xuat 4 tru cot de xu ly no xau tai viet nam World Bank cho vay 155 triệu USD hỗ trợ tự chủ giáo dục tại Việt Nam

Dự án World Bank tài trợ sẽ hỗ trợ tài chính cho các cơ sở vật chất và thiết bị mới để giảng dạy và ...

chuyen gia world bank de xuat 4 tru cot de xu ly no xau tai viet nam AIIB cạnh tranh với World Bank và ADB: Việt Nam nằm đâu trong thế trận mới?

Không giống các tổ chức lâu đời như World Bank hay ADB, tay chơi mới nổi AIIB không đặt mục tiêu giảm nghèo đói, mà ...

chuyen gia world bank de xuat 4 tru cot de xu ly no xau tai viet nam World Bank: Thương mại toàn cầu 2016 trì trệ vì bất ổn chính sách

Năm 2016 là năm thứ năm liên tiếp tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm và cũng là năm hoạt động thương mại kém nhất ...

Trúc Minh

Sự kiện chứng khoán nổi bật 2024: Thách thức mốc 1.300 điểm, khối ngoại bán ròng kỷ lục, VNDirect bị hacker quốc tế tấn công
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.