|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chuyên gia VBF: Việt Nam dễ bị ảnh hưởng từ cú sốc giá năng lượng trên thị trường quốc tế

15:57 | 21/11/2023
Chia sẻ
Theo các chuyên gia nhóm Công tác về điện và năng lượng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), với vai trò là một quốc gia nhập khẩu ròng năng lượng và nhiên liệu, ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc giá năng lượng từ thị trường quốc tế.

Phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng sản xuất tại Việt Nam Vietnam Business Forum (VBF) tổ chức sáng 21/11, ông John Rockhold, Trưởng nhóm Công tác về điện và năng lượng VBF, Việt Nam đã đưa ra các cam kết và chính sách nhằm giảm phát thải khí nhà kính, đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là những mục tiêu đáng được hoan nghênh, nhưng việc giảm phát thải để đạt được những mục tiêu này cũng là thách thức trong bối cảnh hiện nay.

 

 

Cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng nhiên liệu hóa thạch, khiến giá dầu, khí đốt, than toàn cầu biến động lớn, đạt mức cao nhất trong 10 năm. Các quốc gia có quan hệ thương mại năng lượng trực tiếp với những bên liên quan trong cuộc xung đột này, chủ yếu các quốc gia châu Âu, đang khẩn trương tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế và biến động giá ngắn hạn dự kiến sẽ còn tiếp tục.

"Tuy nhiên, cũng chưa có gì chắc chắn về triển vọng dài hạn. Trong tình hình hiện tại, còn quá sớm để dự đoán mức độ ảnh hưởng lâu dài của cuộc xung đột đối với giá năng lượng trong dài hạn", ông John Rockhold nói. 

 

Theo ông Việt Nam, với vai trò là một quốc gia nhập khẩu ròng năng lượng và nhiên liệu, ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc giá năng lượng từ thị trường quốc tế. Giá nhiên liệu dùng trong ngành giao thông vận tải đã tăng trong năm qua, mặc dù mức tăng này đã được hạn chế bởi quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Trong ngành điện, mặc dù cho đến nay, việc nhập khẩu than chưa bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng có thể kế hoạch tăng quy mô công suất điện từ nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, đặc biệt là đối với việc sản xuất điện từ khí đốt nhập khẩu.

Nhu cầu năng lượng tái tạo vẫn sẽ tăng cao

 

Ông John Rockhold, Trưởng nhóm Công tác về điện và năng lượng VBF. (Ảnh: VBF).

 

Tại Diễn đàn, nhóm Công tác về điện và năng lượng VBF cũng nêu ra thực trạng Việt Nam có nhiều ngành công nghiệp thâm dụng năng lượng, nhưng tỷ lệ đóng góp cho GDP lại không cao. 

 

 

 

 

Theo đánh giá của Nhóm công tác từ VBF, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam tương đối cao so với các nước ASEAN khác, vấn đề ở đây là GDP trên mỗi đơn vị năng lượng tiêu thụ của Việt Nam bị thấp, tức là năng lượng được sử dụng chưa hiệu quả, do Việt Nam có nhiều ngành công nghiệp thâm dụng năng lượng, nhưng tỷ lệ đóng góp cho GDP lại không cao, ông John Rockhold cho biết.

Nhóm công tác cũng dự báo trong thời gian tới nhu cầu sử dụng điện sẽ tiếp tục tăng cao, khoảng từ 6% đến 7% mỗi năm dẫn đến nguồn cung điện từ năng lượng tái tạo sẽ cần phải tăng lên đáng kể mới có thể đáp ứng nhu cầu.

Do đó, nếu Việt Nam mong muốn duy trì nguồn đầu tư nước ngoài hiện có, hay thu hút nguồn đầu tư mới, Việt Nam sẽ cần chuẩn bị cho nguồn cung năng lượng đủ đáp ứng yêu cầu và cam kết của những doanh nghiệp và tổ chức này. Nếu không, những doanh nghiệp và tổ chức này sẽ chuyển hướng đầu tư sang những quốc gia khác có thể giúp họ đạt được cam kết của mình.

Việc triển khai thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) với đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo, ví dụ như điện mặt trời mái nhà, điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, sẽ có vai trò quan trọng và có thể là giải pháp bổ sung cho việc nâng cấp lưới điện kịp thời của EVN.

Cơ chế DPPA, nếu được triển khai kịp thời, tốt nhất là trong năm 2023, sẽ cho phép các cơ quan chức năng có thời gian vừa làm vừa điều chỉnh, từ đó xây dựng cơ chế phù hợp nhất cho thị trường và nhà đầu tư Việt Nam.

 

Các hợp đồng mua bán điện có khả năng thu xếp vốn và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế có khả năng khuyến khích nguồn vốn đầu tư tư nhân mà ngành điện đang rất cần.

Theo chuyên gia từ VBF, để làm được việc này, Chính phủ nên xem xét hướng tiếp cận lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa đơn vị phát điện và EVN. Đặc biệt, các dự án điện gió ngoài khơi với chi phí vốn cao hơn (thường là hai đến ba tỷ đôla Mỹ cho 1GW dự án) và rủi ro nhiều hơn đòi hỏi hợp đồng mua bán điện có những điều khoản giúp giảm rủi ro và tăng khả năng thu xếp vốn hơn so với dự án trên đất liền.

Những điều khoản này đối với dự án điện mặt trời và điện gió là rất cần thiết để thu hút nhà đầu tư và cho vay lớn, đồng thời, cần có những tiêu chuẩn về chất lượng và đảm bảo được chấp nhận trên cấp độ quốc tế để họ có thể cung cấp nguồn vốn cần thiết, với chi phí vốn thấp mà ngân hàng trong nước không thể nào một mình đáp ứng được.

Khả năng thu xếp vốn của hợp đồng thường nằm ở các điều khoản liên quan đến cơ chế đền bù trong trường hợp cắt giảm sản lượng điện, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, và cơ chế xử lý tranh chấp quốc tế, nhất là với các dự án phức tạp quy mô lớn như thế này, ví dụ như cơ chế trọng tài quốc tế.

Báo cáo từ VBF cũng chỉ ra rằng để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của ngành điện, việc cải cách giá điện đóng vai trò quan trọng.

Những cải cách này phục vụ mục đích kép là khuyến khích tiêu thụ điện có trách nhiệm bằng cách gửi tín hiệu giá phù hợp đến người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo mức doanh thu phù hợp so với chi phí sản xuất và cung cấp điện, từ đó bảo vệ sự ổn định tài chính của ngành điện.

 

 

Hạ An