Chuyên gia tiết lộ 6 cách làm một bản CV tuyệt vời
Gary Burnison là một chuyên gia nhân sự với 20 năm kinh nghiệm tuyển dụng trong nhiều ngành nghề. Ông cũng là tác giả của một số đầu sách về vấn đề này cũng như có ảnh hưởng lớn trong giới "săn đầu người" (headhunter) tại Mỹ.
Mới đây, trên CNBC, ông tiết lộ với người đọc về một bản CV đã khiến ông thực sự ấn tượng trong suốt sự nghiệp cũng như 6 đặc điểm nổi bật của CV này.
Đây cũng là những kinh nghiệm quý báu dành cho những ai đang muốn cải thiện hồ sơ và chuẩn bị cho các công việc ở vị trí cao hơn.
Thật dễ đọc
Bản CV có nhiều khoảng trắng và dài hai trang, đặc biệt nếu bạn có hơn 10 năm kinh nghiệm.
Mọi thứ đều được bố cục hết sức độc đáo: khoảng cách dòng vừa phải, tên công ty in đậm, tiêu đề in nghiêng và chi tiết công việc được sắp xếp theo dấu đầu dòng. Ồ, và không một lỗi đánh máy nào xuất hiện.
Một phông chữ không quá lạ mắt chính là lợi thế. Quá nhiều ứng viên lãng phí thời gian để lựa chọn phông và kích thước chữ. Trên thực tế, Times New Roman sẽ tốt hơn so với Calibri nhưng phải đảm bảo rằng chúng đơn giản và dễ đọc.
Nội dung thể hiện một câu chuyện
Bản CV cần kể được một câu chuyện về hành trình sự nghiệp của ứng viên và không có lỗ hổng thông tin (như là một mùa hè mất tích).
Từ trên xuống dưới, bạn cần có một khu vực rõ ràng trước và sau. Chỉ sau vài giây, người xem đã có thể thấy một lịch trình rõ ràng trong sự phát triển sự nghiệp của ứng viên.
Nói cách khác, dòng thời gian của lịch sử công việc theo thứ tự ngày tháng với vị trí gần nhất ở trên cùng cho thấy sự phát triển rõ ràng với một vai trò cao cấp hơn và trách nhiệm lớn hơn.
Nguồn: CNBC
Liệt kê những thành tựu thay vì trách nhiệm
Nhà tuyển dụng không quan tâm đến việc đọc những gì bạn đã sao chép và dán từ danh sách mô tả công việc ban đầu. Điều họ thực sự muốn biết là liệu bạn có phải là ứng viên tốt - người có khả năng cung cấp kết quả có thể định lượng hay không.
Làm nổi bật trách nhiệm của bạn bằng các chi tiết và những thành tựu ấn tượng nhất luôn là ý tưởng tốt hơn so với tên hàng loạt vị trí đơn thuần.
Thông tin trung thực
Một bản CV tốt sẽ không có những thứ vô lí. Mọi chi tiết đều đáng tin và những con số không bị cường điệu.
Thậm chí tốt hơn, bản sơ yếu lý lịch có liên kết đến trang LinkedIn và trang web chuyên nghiệp, bao gồm danh mục đầu tư trong công việc của ứng viên. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng kiểm tra thực tế hồ sơ, từ đó khiến ứng viên trở thành một người trung thực.
Lời khuyên của các chuyên gia là luôn luôn nói sự thật. Một ứng viên thậm chí từng liệt kê tội danh hình sự trong hồ sơ xin việc của mình và thẳng thắn hỏi liệu cô có thể nhận được cơ hội mới? Sau một loạt các câu hỏi thông thường, họ đã nhận cô làm việc và sau đó, cô ấy đã trở thành một nhân viên tuyệt vời.
Dù những thành tựu lớn và tên công ty dễ nhận biết sẽ mang lại lợi thế cho bạn nhưng đừng cường điệu. Nhà tuyển dụng sẽ thực hiện kiểm tra tham chiếu và nếu họ phát hiện ra rằng bạn đã nói dối về điều gì đó, trò chơi sẽ kết thúc ngay lập tức.
Không có các tuyên bố sáo rỗng
Không nên có bất cứ tuyên bố chung chung và sáo rỗng nào như sáng tạo, làm việc chăm chỉ, khỏe mạnh, kĩ năng mềm xuất sắc,... xuất hiện trong một bản CV.
Những chi tiết này sẽ khiến nhà tuyển dụng của bạn tròn mắt trong chưa đầy một giây. Bỏ qua các tính từ cường điệu và các thuật ngữ được sử dụng quá mức và thay bằng những động từ hành động cụ thể.
Thư giới thiệu
Không phải ai cũng có kết nối với công ty mơ ước của mình nhưng biết ai đó có thể giới thiệu bạn là cách hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Một bản CV xuất hiện thông qua lời giới thiệu từ đồng nghiệp đáng kính nào đó đóng vai trò quan trọng trong việc khiến nhà tuyển dụng muốn mở tệp PDF. Điều này cũng khiến người xem muốn biết nhiều hơn về ứng viên.
Rải hồ sơ của bạn ở khắp mọi nơi không mang lại chiến thắng quyết định. Nhà tuyển dụng cho các vị trí cấp cao nhận được hàng chục hồ sơ xin việc hàng ngày từ những người lạ và phần lớn số mail này không được mở.
Điều này có vẻ khó khăn nhưng đây là sự thật: bạn nên có được một lời giới thiệu tốt từ ai đó trong công ty hoặc nhà quản lí tại công ty cũ.