|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chuyên gia dự báo tỷ giá USD sẽ giảm, cung tiền tăng khoảng 10% trong năm 2023

11:00 | 10/05/2023
Chia sẻ
TS. Cấn Văn Lực cho rằng cũng tiền năm 2023 rất quan trọng, dự báo được đẩy lên khoảng 10%, điều này rất tích cực cho nền kinh tế và doanh nghiệp.

Tại diễn đàn toàn cảnh ngân hàng 2023 diễn ra vào sáng 10/5, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, TS. Cấn Văn Lực cho biết trong năm 2023, tỷ giá USD/VND về cơ bản sẽ giảm. Theo đó, đồng tiền các nước có thể tăng lên, riêng VND dự báo ổn định và giảm 0,5-1% vào năm 2023.

Về một số chỉ số tài chính tiền tệ, tín dụng ước tăng khoảng 13-14% trong năm nay. Nợ xấu đã và đang tăng lên, nợ xấu nội bảng dự báo tăng khoảng 2,5%, tuy nhiên hoàn toàn trong tầm kiểm soát vì năng lực tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam đã vững chãi hơn rất nhiều so với trước đây. 

Huy động vốn dự báo tăng khoảng 10% để đảm bảo thanh khoản, cao hơn so với con số năm ngoái là 8%.

Bên cạnh đó, cung tiền năm nay rất quan trọng. Năm ngoái cung tiền tăng khá thấp, năm nay dự báo được đẩy lên khoảng 10%, điều này rất tích cực cho nền kinh tế và doanh nghiệp, ông Lực nhấn mạnh.

Tỷ số chứng khoán có thể phục hồi trở lại, tăng bình quân 15%. Dự trữ ngoại hối dự báo đạt 105 tỷ USD trong năm 2023.

 

Đưa ra các khuyến nghị về chính sách, ông Lực cho biết bài toán lớn nhất hiện nay là phải quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính (dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung) theo Chỉ thị 280 ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Chính sách tiền tệ cũng cần đa mục tiêu hơn, ngoài những mục tiêu thông thường cần thêm trọng tâm ổn định tiền tệ - tài chính trong bối cảnh thị trường bất ổn. Mặc dù vậy, NHNN đã chuyển trạng thái điều hành chính sách tiền tệ từ chặt chẽ, thận trọng sang nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng.

Một câu chuyện nữa trong năm nay là giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, chính sách cơ cấu lại nợ, hỗ trợ thanh khoản, đẩy mạnh cơ cấu lại các TCTD (Đề án 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2023)...

Ngoài ra, chính sách tài khóa tiếp tục là chủ lực, nới lỏng, có trọng tâm, trọng điểm trong năm 2033 . Tiếp tục chính sách giãn hoãn, giảm thuế, phí (Nghị định 12/NĐ-CP ngày 14/4/2023, giảm 2% thuế VAT); đẩy nhanh hoàn thuế VAT. Ngân sách Nhà nước sẽ giảm khoảng 61.000 tỷ đồng, trong đó có cả phần giảm VAT 2%.

Đồng thời cần phối hợp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, chương trình phục hồi 2022–2023. Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa (trong cung tiền kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tiền tệ - tải chính, phát triển thị trường chứng khoán, tăng năng lực tài chính cho các TCTD, hoàn thiện thể chế bạt ống tài chính...).

Về câu chuyện bộ ba bất khả thi, ông Lực lấy ví dụ Trung Quốc hy sinh tỷ giá tức cho tỷ giá biến động mạnh để theo đuổi chính sách tiền tệ độc lập, lưu chuyển dòng vốn. Việt Nam bây giờ đã đến thời điểm  cân nhắc lại bộ ba bất khả thi cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Cuối cùng, trong bối cảnh bất ổn, Việt Nam cần sớm có khung xử lý khủng hoảng nếu xảy ra sự cố.

Phương Nga