|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chuyên gia: Cần có quy định về xử lý tài sản đảm bảo bị phong toả do liên quan đến vụ án như vụ SCB

15:56 | 17/05/2023
Chia sẻ
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, vụ việc SCB có rất nhiều tài sản đảm bảo bị phong toả do liên quan đến vụ án hình sự gây khó khăn cho ngân hàng và thậm chí có nguy cơ mất thanh khoản. Vì vậy, cần có quy định về TSBĐ liên quan tới các vụ án, TSBĐ là vật chứng của một vụ án hình sự thì sau khi làm xong thủ tục phải nhanh chóng giao lại cho ngân hàng xử lý.

Phát biểu tại Hội thảo "Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các tổ chức Tín dụng (sửa đổi)" diễn ra sáng 17/5, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia chỉ ra rằng, một vấn đề đang gây bức xúc hiện nay là nhiều tài sản đảm bảo (TSĐB) của Ngân hàng SCB hiện đang bị phong toả.

Việc tài sản không thể mang ra bán được để giải quyết bài toán thanh khoản, trong khi đó, Chính phủ lại phải bơm tiền vào để xử lý. Trước vấn đề này, TS Nghĩa đề xuất phải có quy định về tài sản bảo đảm liên quan tới các vụ án xử lý như thế nào. 

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia. (Ảnh: Nhà Đầu tư).

Việc tài sản đảm bảo của ngân hàng nhưng đồng thời là vật chứng của một vụ án hình sự thì sau khi làm xong thủ tục phải giao lại cho ngân hàng để xử lý. Ngay lập tức họ phải bù đắp lại thanh khoản không có thể gây nguy cơ sụp đổ.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Thanh Quý Ngọc, Giám đốc Khối Quản trị rủi ro Ngân hàng Phương Đông cũng nêu ví dụ về việc hoàn trả tài sản.

Nghị quyết 42 nêu sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng vụ án và thi hành án thì cơ quan tiến hành hoàn trả cho tổ chức tín dụng. Nhưng thực tế là rất khó vì còn phụ thuộc và cơ quan tiến hành tố tụng.

"Ví dụ, ngân hàng cho khách vay mua xe và khách dùng xe để cho thuê lại dịch vụ. Vô tình, xe đó lại chở ma túy. Công an đã thu giữ xe và sau ba năm không hoàn trả vì coi đây là vật chứng vụ án", ông Ngọc cho biết.

Nghị quyết 42 có quy định hoàn trả tài sản đảm bảo vật chứng trong vụ án hình sự, nhưng chưa có quy định về vi phạm hành chính, cũng có trường hợp các tài sản đảm bảo vi phạm giao thông, nhưng chưa hoàn trả tiền phạt nên vẫn bị giữ. Thậm chí, luật cũng đưa ra việc đấu giá, nhưng sau đó TCTD cũng không thu về nhiều.

Khó có thể đáp ứng điều kiện xử lý TSĐB rút gọn

Ông Phạm Thanh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước.(Ảnh: Nhà Đầu tư).

Liên quan đến vấn đề xử lý tài sản đảm bảo, ông Phạm Thanh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, quá trình ngay từ khi đề xuất các chính sách đưa vào dự thảo luật, NHNN đã làm rất kỹ và lấy ý kiến từ tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức, cá nhân, hiệp hội ngân hàng, hiệp hội bất động sản.

"Tuy nhiên, tính khả thi của nhiều quy định chưa cao, đơn cử như với thủ tục rút gọn trong giải quyết tài sản đảm bảo từ trước đến nay chưa có vụ việc nào được giải quyết do đây là tranh chấp về hợp đồng trong Luật Các TCTD", ông Ngọc cho hay.

Nghị quyết 42 chỉ quy định quyền xử lý tài sản đảm bảo, phạm vi tranh chấp rộng và tranh chấp theo hợp đồng tín dụng, sẽ liên quan đến nhiều bên nên tòa án cần nhiều thời gian để xác minh, thực hiện các quy trình tố tụng. Nghị quyết 42 quy định khi áp dụng thủ tục rút gọn cần theo quy định pháp luật hiện hành.

Thực tế, hiếm khi có vụ việc có thể đáp ứng các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, bởi vì khi giải quyết tranh chấp thì các bên không có thiện chí thừa nhận các thảo thuận, khi ra đến tòa kể cả khi đáp ứng điều kiện, nhưng chỉ có một tình tiết không đáp ứng thì sẽ chuyển ngay sang thủ tục thông thường.

Về xử lý tài sản đảm bảo của dự án bất động sản, từ trước đến nay chỉ mới có một vụ xử lý được theo  quyết 42 vì theo quy định thì bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động sản phải đáp ứng điều kiện theo luật kinh doanh bất động sản song trên thực tế, điều kiện này không thể đáp ứng được.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hạ An

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.