|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

[Chuỗi cung ứng của Apple] Mở rộng sang Ấn Độ, Đông Nam Á và trở về Mỹ là cứu cánh cho Apple?

10:38 | 20/03/2019
Chia sẻ
Chuỗi cung ứng của Apple cũng đang mở rộng tại Ấn Độ và Đông Nam Á, mặc dù sự hiện diện của chuỗi này vẫn còn hạn chế so với Samsung của Hàn Quốc - tập đoàn bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất có qui mô khá lớn ở cả hai khu vực này từ năm 2008.
[Chuỗi cung ứng của Apple] Mở rộng sang Ấn Độ, Đông Nam Á và trở về Mỹ là cứu cánh cho Apple? - Ảnh 1.

Apple mở rộng sang Ấn Độ, Đông Nam Á và quay về Mỹ để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc?

Ấn Độ, Đông Nam Á và Mỹ - nơi cứu cánh cho Apple?

Các nhà cung cấp của Apple đã vận hành 8 cơ sở sản xuất tại Ấn Độ trong năm 2018, tăng từ con số 5 trong năm 2017. Các nhà máy mới thuộc về ba nhà cung cấp khác nhau, trong đó có Foxconn (hay Hon Hai Precision Industry). Foxconn đã cùng đối thủ nhỏ hơn, Wistron, sản xuất iPhone tại quốc gia Nam Á này.

Ấn Độ hiện có ba cơ sở lắp ráp và 5 nhà máy sản xuất linh kiện khác, trong đó có các cơ sở của Shenzhen Yuto Packaging Technology - một công ty Trung Quốc chuyên sản xuất nắp vỏ iPhone cho thị trường Ấn Độ.

Xuất phát từ sự gần gũi về mặt địa lí với Trung Quốc và cụm chuỗi cung ứng đang phát triển, Việt Nam nổi lên như một địa điểm đa dạng hóa tiềm năng cho các nhà cung cấp của Apple trong việc tìm kiếm cơ hội nhằm tránh các thiệt hại từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

[Chuỗi cung ứng của Apple] Mở rộng sang Ấn Độ, Đông Nam Á và trở về Mỹ là cứu cánh cho Apple? - Ảnh 2.

Đài Loan đứng số 1 về số lượng nhà cung cấp, Trung Quốc dẫn đầu về địa điểm sản xuất. (Nguồn: Danh sách nhà cung cấp của Apple và phân tích của Nikkei Asian Review)

GoerTek, một nhà cung cấp linh kiện AirPod và bộ phận âm thanh, đã yêu cầu các nhà cung cấp của họ đánh giá tính khả thi của việc chuyển sản xuất sang Việt Nam, Nikkei lần đầu đưa tin vào năm 2018. Quyết định về vấn đề này không được đưa ra, theo một nguồn tin thân cận.

Luxshare đã thêm một cơ sở sản xuất ở miền bắc Việt Nam, theo phân tích của Nikkei. Người sáng lập công ty, bà Grace Wang, cũng thường xuyên ghé thăm Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng các địa điểm sản xuất được vận hành bởi các nhà cung cấp hàng đầu của Apple tại Việt Nam vẫn không tăng trong năm 2018.

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ - Apple - cũng đã tăng lượng sản xuất tại Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump kêu gọi CEO Tim Cook đem hoạt động sản xuất về lại Mỹ. Số lượng các cơ sở được vận hành bởi các nhà cung cấp hàng đầu của Apple tại Mỹ đã tăng 14%  lên 65 so với năm ngoái.

Apple đã công bố mức đóng góp của công ty này cho nền kinh tế Mỹ sau khi đầu tư 60 tỉ USD cho 9.000 nhà cung cấp linh kiện vào năm ngoái, tăng hơn 10% so với năm 2017. Apple còn hỗ trợ hơn 450.000 việc làm tại Mỹ, gã khổng lồ công nghệ cho hay vào tháng 1/2019.

Tuy nhiên, 65 cơ sở tại Mỹ trong năm 2018 lại thể hiện mức giảm 21% so với con số của năm 2012. Apple cũng đã trải qua một đợt sụt giảm số lượng các lô hàng iPhone tồi tệ nhất trong năm 2018 so với năm 2017, theo công ty nghiên cứu IDC.

Apple vẫn phụ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ như Qorvo, Skyworks Solutions, Intel, 3M và Corning cho các công nghệ bán dẫn, bộ phận quang học và vật liệu tiên tiến quan trọng, nghiên cứu của Nikkei chỉ ra.

Đây là những phân khúc mà Bắc Kinh đang thúc đẩy phát triển như một phần trong nỗ lực nâng cấp ngành công nghệ của riêng nước này. Đây cũng là nguyên nhân khiến chiến tranh thương mại nổ ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh thứ ba thế giới sau Apple, cũng dựa vào các nhà cung cấp linh kiện tiên tiến từ Mỹ để sản xuất điện thoại và máy tính xách tay cao cấp phổ biến của công ty.

Đến khi nào Apple di chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc?

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc liệu năng lực công nghệ ngày càng phát triển của Trung Quốc có thể giúp nước này trở thành một bộ phận lớn hơn trong chuỗi cung ứng của Apple hay không. Ông Kota Ezawa, một nhà phân tích tại Citi Research, cho biết chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể ngăn cản Apple tăng cường mua linh kiện tại Trung Quốc, ngay cả khi các nhà cung cấp này tiếp tục cải thiện khả năng công nghệ của họ.

Tuy nhiên, bà Chiu từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho rằng Apple sẽ không thể đột ngột đưa hoạt động sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc.

"Việc di chuyển chuỗi cung ứng sang một nơi khác là công việc rất tốn thời gian, đặc biệt là với một chuỗi cung ứng điện thoại thông minh có rất nhiều thành phần liên quan", bà Chiu nói. "Phải mất nhiều năm mọi người mới thực sự thấy được sự thay đổi".

"iPhone vẫn chưa nằm trong danh sách thuế quan và dường như tranh chấp thương mại có thể được giải quyết bằng một thỏa thuận vào một thời điểm nào đó. Nhiều nhà cung cấp không cảm thấy họ phải nhanh chóng rời khỏi Trung Quốc", nhà phân tích này nói thêm.

Apple chưa phản hồi yêu cầu bình luận từ Nikkei.

[Chuỗi cung ứng của Apple] Số lượng nhà cung cấp tại Trung Quốc lần đầu [Chuỗi cung ứng của Apple] Số lượng nhà cung cấp tại Trung Quốc lần đầu 'soán ngôi' Mỹ Apple, Amazon, Qualcomm đến Việt Nam tìm hiểu cộng đồng startup công nghệApple, Amazon, Qualcomm đến Việt Nam tìm hiểu cộng đồng startup công nghệ Qualcomm đòi Apple trả 31 triệu USD vi phạm bằng sáng chếQualcomm đòi Apple trả 31 triệu USD vi phạm bằng sáng chế

Trần Nam Thi