|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Chúng ta định ngăn con cá vào nhà nhưng con gà lại sa bẫy'

07:55 | 13/01/2017
Chia sẻ
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, việc thiết kế hàng rào một cách tinh tế, uyển chuyển hơn là yêu cầu trong việc xây dựng hàng rào kỹ thuật thời gian tới.
chung ta dinh ngan con ca vao nha nhung con ga lai sa bay 12425
Ông Trần Thanh Hải cho rằng Thông tư 37 đưa ra với mục đích là hàng rào kỹ thuật ngăn nguyên liệu đầu vào kém chất lượng (Ảnh minh họa: BizLIVE)

Phát biểu tại toạ đàm với chủ đề Kinh tế 2017 và sinh khí mới từ Chính phủ kiến tạo do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 12/1, ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng, chủ nghĩa bảo hộ đang tăng lên.

Trước vấn đề đặt ra về sự gia tăng của xu thế bảo hộ thương mại, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, không phải đến khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ chúng ta mới đề cập đến chủ nghĩa bảo hộ, đây là sự thật hiện hữu. Từ những vụ kiện cá tra, giày da đến sự kiện rất nhỏ, kể cả đối tác thân thiết trong ASEAN cũng là những người “chơi” chúng ta.

Ông Hải cho rằng, mở cửa có mở cửa nhưng nhà nào cũng phải lo giữ lợi ích về mặt dân tộc. Quá trình hội nhập Việt Nam tiến nhanh từ nền kinh tế đóng cửa giờ gần như chuyển sang thái cực khác, là một trong số nước hội nhập, mở rộng.

Đặt câu hỏi, Việt Nam có phản ứng như nào, có chạy theo chủ nghĩa bảo hộ hay không, ông Hải cho biết, từ trước đến nay chúng ta e ngại không dùng từ bảo hộ vì cho rằng bảo hộ như bảo thủ, trì trệ, không chấp nhận được nhưng cần nhìn nhận lại. Bảo hộ là bảo vệ cho doanh nghiệp và nền sản xuất trong nước là cần thiết nếu hợp lý và phù hợp cam kết quốc tế và nhiều nước khác trên thế giới đang làm.

“Những công cụ ngày xưa chúng tôi nắm và có hiệu quả là hạn ngạch, nhưng những vũ khí đó tước bỏ. Từ năm 2002 đến nay, hiện con số khởi kiện trợ cấp chống bán phá giá chưa quá 10 vụ trong khi chúng ta đã phải chịu 100 vụ”, ông Hải dẫn số liệu.

chung ta dinh ngan con ca vao nha nhung con ga lai sa bay 12425
Toàn cảnh hội thảo diễn ra chiều 12/1 (Ảnh: Vneconomy)

Cũng theo ông Hải, về việc mới đây Bộ Công Thương bãi bỏ Thông tư 37 quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may nhưng thật ra mục đích Thông tư 37 là hàng rào kỹ thuật ngăn chặn nguyên liệu đầu vào kém chất lượng.

“Chúng ta định ngăn con cá vào nhà nhưng con gà lại sa vào bẫy trước, các doanh nghiệp trong nước đã phản ứng rất dữ dội, chấp nhận hàng rào đó chúng ta chưa thành công”, ông Hải nhấn mạnh.

Theo đó, ông Hải cho rằng, việc thiết kế hàng rào một cách tinh tế hơn, uyển chuyển hơn là yêu cầu trong việc xây dựng hàng rào kỹ thuật thời gian tới.

Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cũng dẫn chứng, với những hàng rào gây cản trở, chậm trễ, thêm chi phí cho doanh nghiệp, chẳng hạn đối với ngành sản xuất thép, thời gian vừa qua, khi áp thuế tự vệ một số doanh nghiệp tung hô nhưng số doanh nghiệp nhập khẩu thép khác lại phản đối, tức là có những nhóm lợi ích nhất định. Bên cạnh đó còn những nhóm lợi ích khác như người dân, nhà nước… “Trong môi trường hội nhập mong manh, cân đối lợi ích là rất khó”, ông Hải nêu quan điểm.

Đáp lại ý kiến của lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, cần tính lợi ích cuối cùng, chi phí bỏ ra, thiệt hại mang lại và cuối cùng là lợi ích của người tiêu dùng.

Ngắt lời ông Vũ Tiến Lộc, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Việt Nam (CIEM) nói: “Nếu nghĩ lợi ích người tiêu dùng cho bằng 0 hết”.

Theo TS. Thành, VCCI và Bộ Công Thương khi bàn về vấn đề này cần 3 trình tự. Thứ nhất, là tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng. Nguyên tắc thứ 2 là hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phi thuế quan gắn với nguyên tắc thứ 3 nghiên cứu kỹ để giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. “Đôi khi các anh (VCCI) nhấn quá nhiều nguyên tắc số 1, tôi đồng ý nhưng lại quên nguyên tắc số 2”.

Nguyễn Thảo